Tình trạng sâu hỏng, nứt răng số 7 không phải hiếm gặp; do chúng nằm ở vị trí sâu bên trong cung hàm, khó vệ sinh và chịu lực nhai lớn thường xuyên nên dễ bị tổn thương hơn so với các răng khác. Vậy khi nứt răng số 7 gây đau nhức ê buốt thì phải làm sao? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Tác hại khi nứt răng số 7 gây đau nhức, ê buốt
Trước khi tìm cách điều trị nứt răng số 7 gây đau nhức ê buốt hiệu quả; chúng ta nên hiểu rõ về tác hại khi răng số 7 bị tổn thương, nứt hỏng gây ra. Răng số 7 là 1 trong bộ 3 chiếc răng cối có kích thước lớn nhất trong hàm răng mỗi người; bao gồm răng số 6,7 và 8. Chiếc răng này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn hàng ngày. Do đó, khi răng số 7 bị nứt, hư hỏng sẽ gây ra vô số phiền toái đến sức khỏe răng miệng; tinh thần lẫn sức khỏe cơ thể của người gặp phải.
Một số tác hại thường gặp nhất khi bị nứt răng số 7
– Khả năng ăn nhai, nghiền thức ăn bị ảnh hưởng: Khi răng số 7 bị nứt, tạo ra cơn đau sẽ khiến cho người bệnh ăn uống không ngon miệng; hoặc chán ăn, thực phẩm không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày; điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể.
– Sức khỏe, tinh thần, giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng lớn bởi những cơn đau nhức do răng số 7 bị nứt gây ra. Nếu như không có phương án khắc phục sớm; bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng sụt cân, thiếu chất dinh dưỡng, stress, đau đầu, mệt mỏi; học tập, công việc, các mối quan hệ xã hội bị suy giảm đáng kể,…
– Khi răng số 7 bị nứt không được điều trị kịp thời thì vết nứt sẽ ngày càng lớn hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng; làm răng yếu dần đi, dễ gãy rụng khi ăn thực phẩm cứng; dai và cảm giác đau nhức ê buốt sẽ trầm trọng hơn với tần suất thường xuyên.
– Vi khuẩn theo vết nứt, hở sẽ dần dần tấn công đến ngà răng, tủy răng bên trong; từ đó gây nên tình trạng sâu răng, viêm tủy, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
– Ngoài ra, vi khuẩn còn tấn công các dây thần kinh bên dưới chân răng gây ra tình trạng nhiễm trùng, sốt; sưng nướu, hôi miệng,… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến nứt răng số 7 gây đau nhức ê buốt
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết tình trạng nứt răng số 7 có nhiều nguyên nhân gây ra; bao gồm cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể như sau:
Răng số 7 bị nứt do va đập mạnh
Trong quá trình sinh hoạt hoặc chơi thể thao hàng ngày; có thể bạn đã vô tình bị tá ngã, chấn thương khiến cho răng bị va đập mạnh vào những vật cứng; từ đó răng bị nứt, mẻ, gãy, vỡ,… Tùy vào lực tác động lên răng mà chúng có thể bị vỡ làm đôi; vỡ 1 phần hoặc tách thành 2 phần riêng biệt.
Nứt răng số 7 do các thói quen xấu
Những thói quen xấu như nhai đá, dùng răng để mở nắp chai bia, nước ngọt, cắn càng cua, ghẹ; gặm xương gà, các loại hạt cứng, dai hoặc ăn đồ nóng lạnh bất thường,… cũng là nguyên nhân khiến cho răng bị yếu đi; lâu dần dễ bị sứt, mẻ, vỡ, gãy, thậm chí là mất răng.
Nguyên nhân khác
Tật nghiến răng thường xuyên vào ban đêm, bệnh lý sâu răng; điều trị tủy, men răng yếu,… cũng là nguyên nhân khiến cho răng dễ bị tổn thương; nứt hỏng, mẻ hơn so với răng khỏe mạnh bình thường.
Phân loại các dạng nứt răng số 7 phổ biến
Răng số 7 bị nứt do nhiều nguyên nhân tác động; thế nên các vị trí và mức độ nứt, tổn thương cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
Răng số 7 bị nứt dọc
Đây là một dạng nứt răng số 7 thường gặp, theo đó đường nứt chạy từ mặt nhai của răng xuống đến chân răng. Có thể nó ở bên dưới đường viền nướu và trong chân răng. Trường hợp này, răng bị nứt không bị tách đôi ra làm 2 phần nhưng mô mềm bên trong thường bị tổn thương. Khi phát hiện răng số 7 bị nứt dọc thì bạn nên thăm khám và khắc phục sớm với bác sĩ chuyên môn.
Các đường trầy xước ngoài răng
Nứt răng số 7 ở dạng này nhẹ hơn so với răng bị nứt dọc; chỉ là những đường nứt rất nhỏ tác động bên ngoài lớp men răng. Tình trạng này thường không gây đau buốt cho người gặp phải và mức độ tổn thương không đáng kể; nên không cần phải điều trị.
Nứt ở đỉnh răng
Tình trạng nứt ở đỉnh răng được xem là nghiêm trọng; bởi phần đỉnh nằm trên bề mặt cắn của răng, trực tiếp chịu lực nhai đầu tiên nên khi bị nứt sẽ khiến răng dễ bị vỡ và gây cảm giác đau nhức, khó chịu khi ăn nhai. Trường hợp răng số 7 bị nứt ở đỉnh răng cần phải khắc phục.
Răng số 7 bị chẻ ra
Tình trạng này xảy ra do người bệnh không điều trị răng nứt từ sớm; dưới tác động ăn nhai thường xuyên khiến cho răng bị chẻ ra làm 2 phần. Những khe nứt thẳng đứng dưới chân răng là vết nứt bắt đầu từ chân răng đi lên tới bề mặt cắn.
Dấu hiệu nhận biết khi răng số 7 bị nứt
Răng số 7 nếu bị nứt ở mức độ vừa và nặng thì có thể nhận thấy dễ dàng bằng mắt thường. Đồng thời trong quá trình ăn nhai, đặc biệt các thực phẩm nóng lạnh, chua cay; có tính axit hoặc đồ ngọt sẽ khiến răng bạn bị đau nhức, ê buốt rất khó chịu. Ngoài ra, sự sưng tấy có thể xuất hiện trong một vùng nhỏ gần nơi chiếc răng bị tổn thương.
Răng số 7 bị nứt vỡ có thể tự lành lại không?
Bên cạnh tìm hiểu về cách điều trị nứt răng số 7 gây đau nhức ê buốt; thì có một số bạn còn thắc mắc rằng: răng số 7 bị nứt, vỡ có thể lành lại được không? Thực tế cho thấy răng sau khi bị nứt vỡ sẽ không có khả năng tự chữa lành được như những vết thương ở da; xương và một số bộ phận khác trên cơ thể người. Do đó, sau khi răng bị nứt vỡ, hư hỏng; thì bạn cần gặp bác sĩ để được khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Sau khi phát hiện răng của mình bị nứt, bạn không nên chủ quan mà hãy thăm khám sớm với bác sĩ. Bởi vết nứt ban đầu có thể nhỏ nhưng sẽ lớn lên dần sau quá trình ăn nhai hàng ngày; thậm chí có thể làm lộ ngà và tủy răng gây ra đau đớn, khó chịu vô cùng. Hơn nữa, khe hở ở vết nứt của răng số 7 sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng; tấn công gây ra biến chứng nhiễm trùng, sốt, sưng nướu, hôi miệng,…; ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể.
Cách điều trị răng số 7 bị nứt an toàn, hiệu quả
Hầu hết các bác sĩ, chuyên gia nha khoa đều khuyến khích bạn sau khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng miệng; điển hình như nứt, vỡ hỏng răng số 7 thì nên dành thời gian thăm khám và điều trị sớm nhất; tránh kéo dài dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng; từ đó sẽ tốn nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc để khắc phục.
Tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, sau khi thăm khám kỹ lưỡng; tùy vào mức độ nứt răng số 7 nặng hay nhẹ ở mỗi người; bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Hàn trám răng
Đây là một trong những giải pháp khắc phục răng số 7 bị nứt được nhiều người lựa chọn. Với kỹ thuật này, bác sĩ thường sử dụng vật liệu composite hoặc sứ để bôi vào bề mặt răng nơi có vết nứt và tạo hình sao cho giống với men răng thật nhất. Sau đó bác sĩ sẽ chiếu đèn đông (laser) để vật liệu trám kết dính chắc chắn vào răng thật; đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như khôi phục lại vẻ ngoài như ban đầu cho răng.
Ưu điểm của kỹ thuật hàn trám răng nứt, vỡ đó là thao tác đơn giản, không đau; không xâm lấn răng thật, thực hiện nhanh chóng và chi phí rất rẻ; phù hợp với điều kiện tài chính, túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng. Thế nhưng, giải pháp này không phải tối ưu nhất, do độ bền chắc của vật liệu trám trên răng không cao; dễ bị bong bật khi ăn nhai các đồ cứng, dai hoặc bị kích thích với nhiệt độ thức ăn,… Do đó, nếu răng số 7 có vết nứt quá lớn, sâu thì bạn không nên áp dụng hàn trám răng; thay vào đó nên bọc răng sứ để đảm bảo chức năng nhai và tuổi thọ cao hơn.
Xem thêm: Top 10 Nha Khoa Ở Quận Hoàn Kiếm Uy Tín
Bọc răng sứ
Đây là giải pháp khắc phục tình trạng nứt răng số 7 gây đau nhức ê buốt được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhất hiện nay tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu. Với kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài bớt một ít men răng bên ngoài răng nứt để nhường chỗ cho mão răng sứ bọc bên ngoài răng thật. Răng sứ được thiết kế có hình dáng, kích thước và màu sắc giống với răng thật; nên đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn hảo, độ cứng chắc cao và khả năng cảm nhận thức ăn như thật; giúp bạn ăn uống thoải mái, ngon miệng mà không lo lắng tình trạng sứt mẻ, gãy, nứt răng.
Đối với trường hợp răng số 7 bị nứt vỡ đến tủy răng, lúc này bác sĩ sẽ phải loại bỏ tủy hư trước. Sau đó mới tiến hành bọc răng sứ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng răng; chấm dứt hoàn toàn những cơn đau nhức, ê buốt dai dẳng cho bạn.
Bọc răng sứ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Ưu điểm của kỹ thuật bọc răng sứ cho răng số 7 bị nứt đó là thao tác đơn giản, thực hiện nhanh chóng (chỉ mất 2 lần hẹn với bác sĩ); ăn nhai chắc chắn, tính thẩm mỹ cao như răng thật; đặc biệt tuổi thọ sử dụng răng sứ có thể lên đến 20 – 25 năm nếu như bạn chọn loại răng sứ cao cấp; hàng chính hãng và được bác sĩ giỏi thực hiện.
Hơn nữa, răng hàm số 7 là chiếc răng đảm nhận chức năng nhai chính trên cung hàm; cần độ chịu lực, chịu nhiệt rất cao thường xuyên; nên bọc răng sứ chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn trong tình huống này; bởi răng sứ cứng chắc hơn cả răng thật.
Xem thêm: Răng Sứ Cao Cấp Nhất Hiện Nay Là Loại Nào? Giá Bao Nhiêu?
Nhổ răng
Nhổ răng được xem là chỉ định cuối cùng của bác sĩ; bởi răng thật vẫn là răng tốt nhất nên bác sĩ hạn chế tối đa việc nhỏ bỏ. Tuy nhiên, khi răng số 7 bị nứt vỡ quá lớn, nghiêm trọng không thể áp dụng hàn trám hay bọc răng sứ được; thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng tránh tình trạng viêm nhiễm tối đa.
Sau khi nhổ răng số 7 thì bạn nên trồng lại răng giả càng sớm càng tốt; để đảm bảo chức năng ăn nhai lẫn sức khỏe cơ thể, tính thẩm mỹ khuôn mặt. Đồng thời phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm, đau đầu, phát âm không chuẩn; xô lệch hàm răng và sai khớp cắn do răng mất gây ra,… Đa số các bác sĩ đều khuyến khích mọi người sau khi nhổ răng hàm nên cấy ghép implant để đảm bảo hiệu quả ăn nhai và thẩm mỹ cao nhất.
Xem thêm: Mất Răng Nên Làm Gì Để Đảm Bảo Khả Năng Ăn Nhai Tốt Nhất?
Bật mí cách phòng tránh bị nứt răng hiệu quả
Mặc dù nứt, gãy răng có thể do các chấn thương trong sinh hoạt, té ngã, tai nạn không mong muốn gây ra. Thế nhưng, để phòng ngừa tối đa tình trạng bị nứt răng, mẻ, vỡ, sâu hỏng,…; thì bạn nên chú ý những vấn đề quan trọng sau đây:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
– Đeo miếng bảo vệ răng miệng nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ hay những lúc chơi thể thao.
– Hạn chế tối đa việc ăn nhai; cắn xé các thực phẩm cứng, dai trong các bữa ăn hàng ngày. Tuyệt đối không nên dùng răng để khui nắp chai bia, nướt ngọt hoặc nhai đá lạnh để tránh răng bị tổn thương; sứt mẻ, thậm chí gãy ngang.
– Chải răng đều đặn bằng bàn chải lông mềm ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày; nên chải răng trước khi đi ngủ, trước khi thức dậy và sau khi ăn 30 phút. Thao tác chải kỹ lưỡng, đặc biệt làm sạch ở các kẽ răng, nơi mảng bám thực phẩm dễ bám vào.
– Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng hoặc máy tăm nước để loại bỏ tối đa các vi khuẩn; máng bám thức ăn có trong răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn và hơi thở thơm mát, sạch sẽ.
Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin, canxi cho răng chắc khỏe
– Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học; bổ sung nhiều vitamin, ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe lẫn răng miệng.
– Hạn chế ăn thực phẩm quá chua, cay hoặc quá lạnh, quá nóng,… để không gây ê buốt răng; không nên ăn nhiều đồ ngọt để tránh gây sâu răng, khiến răng dễ bị nứt, gãy,…
– Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây mỗi ngày; tăng cường ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi cao như bông cải xanh; sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng,…
– Khi răng có dấu hiệu đau nhức, ê buốt khó chịu bạn cần kiêng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia; chất kích thích, đồ có cồn để tránh khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
– Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần; để bác sĩ kịp thời theo dõi răng và có phương án điều trị phù hợp nếu có bệnh lý như: sâu răng, viêm nha chu, răng bị sứt mẻ, vỡ, lung lay,…
Trên đây là toàn bộ kiến thức giải đáp cho thắc mắc: nứt răng số 7 gây đau nhức ê buốt phải làm sao?. Để được tư vấn và đặt lịch khám miễn phí tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu; quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0987 302 621 hoặc Inbox trực tiếp qua SMS, Zalo!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.