Sự đa dạng của các loại niềng răng khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ ưu, nhược điểm các loại niềng hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin để lựa chọn niềng phù hợp.
Tóm tắt nội dung
Niềng răng là gì?
Trước khi nắm rõ các loại niềng răng, bạn đọc cần hiểu chỉnh nha là gì.
Niềng răng được biết đến là giải pháp chỉnh nha. Có tác dụng di chuyển răng thẳng hàng, tái tạo khớp cắn tốt nhất. Nhờ đó, sẽ giúp bạn sở hữu nụ cười xinh xắn, gương mặt hài hòa.
Phương pháp chỉnh nha được áp dụng cho những trường hợp lệch răng như móm, hô. Hoặc răng khểnh, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo.
Ngoài tác dụng thẩm mỹ, niềng răng còn có tác dụng chỉnh khớp cắn. Giúp kéo dài tuổi thọ cho răng, phòng các bệnh lý về răng miệng.
Các loại hình niềng răng hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại niềng răng. Nhưng chung quy lại có 3 loại niềng chính:
- Chỉnh nha mắc cài;
- Chỉnh nha không mắc cài;
- Niềng răng với khí cụ tháo lắp.
Chi tiết các loại niềng răng như sau:
- Niềng răng mắc cài
Với loại niềng này, mắc cài sẽ được gắn cố định mặt ngoài của răng. Với lực liên kết giữa dây cung và mắc cài. Sẽ giúp di chuyển răng về đúng vị trí ban đầu.
Tùy vào chất liệu mà chỉnh răng mắc cài có những loại sau:
Mắc cài bằng kim loại:
Niềng răng mắc cài kim loại một trong các loại niềng răng truyền thống. Chất liệu có thể làm bằng vàng, bạc hoặc thép không gỉ. Dây cung có tính đàn hồi giữ khung.
Đeo niềng mắc cài kim loại đơn giản, chi phí hợp lý. Nên đây là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh dành cho con mình.
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ.
- Thời gian đeo niềng ngắn.
- Dây cài có nhiều màu sắc.
Nhược điểm:
- Thẩm mỹ thấp hơn so với các loại niềng răng khác.
- Tránh các thực phẩm dính vào niềng răng.
- Một số trường hợp có thể gây kích ứng răng, nướu hoặc má.
Mắc cài bằng sứ:
Niềng răng sứ có thiết kế giống niềng răng kim loại. Tuy nhiên, chất liệu của mắc cài được làm bằng sứ. Gần với màu răng nên khó phát hiện hơn. Chính vì thế, niềng răng sứ đang được sử dụng phổ biến hơn cả.
Ưu điểm:
- Chỉnh nha chịu lực tốt, khó bị phá vỡ.
- Tính thẩm mỹ cao.
- Dây thun có độ đàn hồi tốt.
Nhược điểm:
- Chi phí đắt hơn so với mắc cài kim loại.
- Chốt niềng lớn hơn so với các loại niềng răng khác.
- Thời gian đeo niềng kéo dài hơn.
- Chân đế có thể bị ố vàng nếu không vệ sinh đúng cách.
Mắc cài tự đóng:
Đặc điểm của mắc cài tự đóng là được thiết kế hệ thống nắp trượt. Hoặc thiết kế cánh kim loại để đậy và giữ dây ở mắc cài. Như vậy, dây sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài.
Hệ thống tự đóng mắc cài thay thế cho thun buộc trong mắc cái truyền thống. Nhờ đó, sẽ giúp lực kéo đều đặn, rút ngắn thời gian đeo niềng.
Ưu điểm:
- Giúp bác sĩ kiểm soát lực cố định hàm tốt hơn.
- Hạn chế biến dạng cho dây.
- Thời gian đeo niềng ngắn.
- Không cần tái khám thường xuyên.
Khuyết điểm:
- Mắc cài có độ dày lớn nên sẽ gây khó chịu khi dùng.
- Đòi hỏi thiết kế mắc cài tinh tế.
- Chi phí cao.
- Bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao.
Mắc cài mặt lưỡi (mắc cài trong):
Mắc cài mặt lưỡi hay còn gọi là mắc cài trong. Cũng như các loại chỉnh nha khác, phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài. Tuy nhiên, thay vì dán mặt ngoài thì lại dán mặt trong của răng.
Chính vì đặc điểm này mà mắc cài mặt lưỡi rất khó nhận biết. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó nên đòi hỏi bác sĩ giỏi thực hiện.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, phù hợp với những người thường xuyên giao tiếp.
- Hiệu quả niềng răng cao.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Gây khó chịu trong thời gian đầu sử dụng.
-
Niềng răng không mắc cài
Trong các loại khí cụ thì niềng răng không mắc cài có hiệu quả cao nhất. Theo đó, bạn sẽ được đeo khay trong suốt để di chuyển răng. Giúp chỉnh nha hiệu quả mà không cần đeo mắc cài.
Sử dụng niềng răng không mắc cài sẽ giúp bạn tự tin ngay cả trong thời gian đeo niềng. Bởi vì khay trong suốt nên sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho người sử dụng.
Sau 2 tuần các bạn sẽ được thay khay 1 lần. Các bạn thay khay thường xuyên cho đến khi răng trở về vị trí đều đặn như mong muốn.
Ưu điểm:
- Dễ tháo lắp.
- Việc ăn uống, vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
- Tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Chi phí cao nhất trong các loại niềng răng.
- Thời gian đầu sẽ gây khó khăn trong ăn uống và phát âm.
-
Niềng răng với khí cụ tháo lắp
Ngoài 2 loại niềng răng trên thì trên thị trường còn có chỉnh nha với khí cụ tháo lắp. Phương pháp này thường áp dụng cho người có hàm răng hỗn hợp. Đặc biệt là trường hợp vừa có răng sữa, vừa có răng vĩnh viễn.
Thời gian đeo niềng từ 1 – 2 năm, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ.
- Tháo lắp, vệ sinh khí cụ đơn giản.
- Sử dụng đơn giản.
- Có thể thay mới hoặc đổi khí cụ.
Nhược điểm:
- Khi ăn phải tháo khí cụ ra ngoài.
- Gây khó chịu trong thời gian đầu.
Lựa chọn loại niềng răng nào tốt nhất?
Chắc hẳn khi đọc đến đây các bạn sẽ có thắc mắc nên lựa chọn loại niềng nào? Như đã chia sẻ, các loại chỉnh nha trên đều có ưu, nhược điểm niêng. Do đó, khi lựa chọn các bạn nên dựa trên những yếu tố sau:
- Chi phí: Nên cân nhắc lựa chọn niềng răng phù hợp với tài chính của bản thân.
- Thời gian: Nếu bạn muốn chọn loại niềng có thời gian đeo ngắn thì nên sử dụng mắc cài tự động. Với phương pháp này, các bạn cũng không cần tốn thời gian tái khám để chỉnh dây.
- Tính thẩm mỹ: Mắc cài sứ, mắc cài mặt trong có tính thẩm mỹ tốt nhất.
- Tình trạng răng: Với trường hợp nặng nên dùng mắc cài kim loại hoặc tự khóa.
Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn đọc nắm rõ các loại niềng răng hiện nay. Từ đó, bạn sẽ có thêm được kiến thức bổ ích, chọn được loại niềng răng phù hợp cho bạn.
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.