Cao răng tích tụ là một trong những thủ phạm chính gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng,… Ngoài ra, cao răng còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng, khiến răng bị ố vàng, mất độ bóng. Vì vậy, lấy cao răng là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và cải thiện nét đẹp nụ cười. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về chi phí lấy cao răng, liệu có đắt không và ở đâu lấy cao răng uy tín, chất lượng. Bài viết này nha khoa Á Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Tóm tắt nội dung
Lấy cao răng chi phí bao nhiêu?
Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa tương đối đơn giản và nhanh chóng. Vì vậy, chi phí dịch vụ khá rẻ, mức giá nói chung dao động từ 100 – 400 nghìn/ lần thực hiện, tùy thuộc vào mức độ cao răng, công nghệ lấy cao răng, địa chỉ nha khoa, tay nghề nha sĩ và tình trạng răng miệng của khách hàng.
Tại nha khoa khoa Á Châu, chi phí lấy cao răng có giá từ 200 – 300 nghìn/lần/ 2 hàm.
Thời gian lấy cao răng có thể dao động từ 15 đến 30 phút, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người.
Có nên lấy cao răng thường xuyên?
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích nhưng việc lấy cao răng không nên bị lạm dụng. Nguyên nhân vì trong mỗi lần thực hiện, răng và nướu sẽ phải tiếp xúc liên tục với sóng âm cùng lực đẩy mạnh. Hai yếu tố này nếu lặp lại thường xuyên có thể tổn thương đến răng và nướu. Đặc biệt khi khoảng cách giữa những lần lấy cao răng quá gần, răng không được nghỉ ngơi đủ sẽ dễ bị đau nhức, ê buốt, lung lay,…
Đọc thêm: Lấy cao răng có bị tụt lợi không?
Theo các chuyên gia, thời gian trung bình thích hợp để lấy cao răng là 6 tháng 1 lần. Khoảng thời gian này vừa đủ để mảng bám cao răng hình thành nhưng chưa gây ra quá nhiều vấn đề cho răng miệng, đồng thời đủ để răng và nướu phục hồi khỏe mạnh từ lần lấy cao răng trước. Ở những phòng nha chuyên nghiệp, để cẩn thận hơn, nha sĩ sẽ thăm khám, xác định mức độ cần thiết lấy cao răng của bạn nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn tối đa.
Mặc dù 6 tháng là khoảng thời gian được khuyến cáo chung dành cho tất cả mọi người nhưng tùy vào đặc điểm cấu trúc răng, thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như mức độ hình thành cao răng ở mỗi người mà chúng ta sẽ có cho mình tần suất lấy cao răng phù hợp. Đặc biệt nếu thuộc một trong số những trường hợp sau, bạn nên lấy cao răng thường xuyên hơn:
- Người hay sử dụng chất kích thích như: hút thuốc lá thường xuyên, uống nhiều bia rượu, cà phê,…
- Người có men răng sần sùi, các mảng cao răng dễ hình thành và tích tụ ở thân, nướu răng.
Các phương pháp lấy cao răng hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp lấy cao răng với mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện và giá thành khác nhau. Tuỳ vào khả năng kinh tế cũng như thói quen vệ sinh răng miệng của mình mà bạn có thể chọn lựa phương pháp tối ưu nhất, sao cho vừa đạt hiệu quả vừa ít tốn nhiều công sức.
Cạo vôi răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng
Cạo vôi răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng là phương pháp thủ công đã có từ lâu. Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng dụng cụ cầm tay được thiết kế với 1 đầu nhọn mảnh và sắc để lấy được cao răng, đầu còn lại linh hoạt tay cầm để nha sĩ dễ dàng thực hiện.
Cũng chính vì thao tác thủ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ và mất nhiều thời gian nên hiện nay rất ít người sử dụng phương pháp này. Vì sử dụng hoàn toàn bằng lực tay của nha sĩ nên các thao tác lấy cao răng rất khó xác định, khó kiểm soát được độ chính xác của lực tác động. Nếu nha sĩ không có nhiều kinh nghiệm thực hiện phương pháp này sẽ dễ gây tổn thương đến nướu, dẫn đến chảy máu nhiễm trùng kéo theo nhiều biến chứng không đáng có cho khách hàng.
Mặt khác, dụng cụ lấy cao răng cầm tay thường không đảm bảo vệ sinh nên có thể lây bệnh truyền nhiễm đến khách hàng. Và cuối cùng, trải nghiệm lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay có lẽ sẽ để lại trong bạn nhiều ám ảnh vì cảm giác khó chịu, đau nhức trong quá trình thực hiện.
Cạo vôi răng bằng máy thổi cát
Lấy cao răng bằng máy thổi cát là phương pháp sử dụng thiết bị có chức năng thổi cát áp suất. Các hạt cát được thổi ra thực hiện lực ma sát lên vùng cao răng sẽ khiến chúng bong tróc và dễ dàng loại bỏ hơn. Do phần lớn yếu tố tác động lên răng trong suốt quá trình thực hiện là cát phun từ máy thổi nên sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm không đáng có.
Tuy phương pháp có khả năng làm sạch cao răng khá tốt và hạn chế được lây nhiễm chéo nhưng vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhất định. Cụ thể, cách lấy cao răng này có thể làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình làm sạch khiến răng dễ nhiễm màu và tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh hơn. Ngoài ra, do cát không tác động trực tiếp vào răng hàm nên vôi răng lọt quá sâu dưới nướu sẽ hơi khó lấy ra.
Cạo vôi răng bằng máy siêu âm
Nếu như phương pháp cạo vôi răng truyền thống sử dụng dụng cụ bằng tay để tách lớp cao cứng ra khỏi bề mặt răng khiến bạn mất nhiều thời gian thì với phương pháp lấy cao răng bằng sóng siêu âm, bạn sẽ thấy quy trình thực hiện được rút ngắn đáng kể. Thiết bị cạo vôi răng hiện đại sẽ tạo ra bước sóng siêu âm để phá vỡ các liên kết vôi răng, giúp nha sĩ dễ dàng tách bỏ cao răng, mảng bám khỏi bề mặt răng mà không gây ra bất kỳ cảm giác đau nhức, ê buốt nào.
Vì những lý do trên, cạo vôi răng bằng máy siêu âm đang là giải pháp được đánh giá cao nhất. Đầu rung của sóng siêu âm hoạt động ở tần suất an toàn 25Kz cùng với công suất tối ưu từ 10W – 30W sẽ giúp bạn có những trải nghiệm vô cùng nhẹ nhàng. Không những vậy, phương pháp còn hạn chế được tình trạng tái bám vụn thức ăn lên răng sau khi thực hiện.
Đọc thêm: Tại sao không nên lấy cao răng tại nhà?
Quy trình lấy cao răng tại nha khoa
Thăm khám
Ở bước này, bác sĩ sẽ thăm khám để xác định mức độ vôi răng của bạn ở mức nào. Thông thường có 3 mức độ vôi răng: Mức 1 nhẹ nhất – Mức 2 mảng bám xuất hiện khá nhiều – Mức 3 trở lên là tình trạng vôi răng rất nặng.
Vệ sinh răng
Sau khi được thăm khám và xác định mức cao răng, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh răng miệng để đảm bảo môi trường giảm tối đa vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi thực hiện.
Lấy cao răng
Nha sĩ sử dụng dao siêu âm và 1 dụng cụ hút các nước vệ sinh trong quá trình lấy vôi răng. Các dao này sẽ sử dụng sóng siêu âm làm cho mảng bám tự động tách ra khỏi chân răng. Nếu quan sát quá trình thực hiện ở cự ly gần, bạn có thể thấy dụng cụ chưa cần chạm vào răng các mảng bám đã tách ra ngoài.
Đánh bóng răng
Sau khi quá trình lấy cao răng hoàn tất, bạn sẽ được vệ sinh sơ bộ và đánh bóng răng. Ở bước này, nha sĩ sẽ sử dụng một lượng nhỏ thuốc đánh bóng răng xoa lên răng và thực hiện đánh bóng để răng được nhẵn, mịn và sáng hơn.
Tìm hiểu thêm: Lấy cao răng xong nên kiêng gì?
Như vậy qua bài viết, bạn đã có cho mình câu trả lời về việc lấy cao răng có làm trắng răng hay không. Tuy không đạt được hiệu quả trắng răng như phương pháp tẩy trắng nhưng lấy cao răng nên là một hoạt động được duy trì thường xuyên để làm sạch toàn bộ răng của bạn, từ đó tránh được tình trạng viêm nhiễm xảy ra.
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.