Trụ implant trong cấy ghép răng rất quan trọng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, độ chắc chắn, độ bền cũng như tính thẩm mỹ. Nếu đang băn khoăn cấu tạo trụ implant gồm có những bộ phận nào? Các loại trụ implant phổ biến nhất, bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Cấu tạo trụ implant gồm những gì?
Một chiếc răng implant gồm có kết cấu 3 phần là trụ răng, khớp nối Abutment và mão sứ. Trong đó, trụ răng implant đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sự chắc chắn của chiếc răng mới.
Trụ implant là gì?
Trụ implant là phần chân răng nhân tạo được đặt trực tiếp trong xương hàm, tích hợp vói xương sau thời gian cấy ghép.
Về chất liệu, chúng gia công từ hợp kim titanium nguyên chất và được đóng gói bảo quản vô trùng 2 lớp. Trên hộp bao bì sản xuất sẽ bao gồm thông tin về hãng, xuất xứ, thế hệ implant, kích thước, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Khi sử dụng, bác sĩ phải đảm bảo bề mặt implant vô trùng, không chạm vào bất cứ bề mặt nào khác ngoài lỗ khoan xương.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao Titanium lại dùng trong cấy ghép implant?
Về hình dáng, implant có dạng hình trụ, thuôn dần như một chiếc đinh ốc siêu nhỏ. Hiện nay, các trụ implant thường có bề mặt nhiều vòng xoắn xuôi chiều. Điều này hỗ trợ quá trình tích hợp tế bào xương nhanh chóng. Tùy vào vị trí phục hình là răng hàm hay răng cửa, bác sĩ tính toán sử dụng loại trụ kích thước, đường kính, chiều cao cho phù hợp.
– Phần mang implant (implant mount)
Phần mang implant có thể đi kèm trụ implant hoặc không. Nhiệm vụ của công cụ này là đưa implant từ hộp vô trùng vào lỗ khoan xương và điều chỉnh vị trí implant trong xương. Sau đó implant mount sẽ được tháo bỏ thay bằng các thành phần khác.
Một số hãng sản xuất trụ implant nếu không có kèm implant mount theo trụ implant thì được thay thế dùng bằng implant driver.
– Phần nắp đậy (cover screw)
Phần nắp đậy thường đi kèm trụ implant trong hộp vô trùng. Chúng được đặt lên trụ implant tong quá trình lành vết thương, ngăn chặn mô mềm phát triển vào phần kết nối của implant.
– Phần nắp lành thương nướu (healing)
Phần nắp lành thương nướu được sử dụng để tạo hình cho phần nướu, tạo dạng thoát mô mềm quanh phục hình nâng đỡ trên implant. Bên cạnh đó, chúng được đặt thay thế cho nắp đậy trong phẫu thuật thì 2 sau khi implant đã tích hợp xương.
– Chốt lấy dấu (coping)
Chốt lấy dấu đảm nhận nhiệm vụ chuyển vị trí và chiều hướng của implant từ trong miệng sang mẫu hàm làm việc. Chúng được chia thành 2 loại chính:
- Chốt lấy dấu khay đóng: Có các rãnh nông trên phần thân và vít kết nối ngắn. Khi lấy dấu, chốt sẽ nằm hoàn toàn trong dấu sillicone và không có phần nào nhô ra khỏi khay lấy dấu. Sau khi đã lấy dấu xong, chốt được tháo ra khỏi implant và gắn với analogue rồi gắn trở lại dấu sillicone và đổ mẫu.
- Chốt lấy dấu khay mở: Có các rãnh lưu sâu trên thân hoặc có phần tai lưu giữ trên thân chốt và vis kết nối dài. Khi lấy dấu, thân chốt nằm hoàn toàn trong sillicone, một phần đầu vít nhô ra khỏi khay lấy dấu. Đợi khi đã lấy dấu xong, tháo vít kết nối, dấu sillicone được lấy ra khỏi miệng mà chốt lấy dấu nằm nguyên trong đó. Analogue được gắn vào chốt lấy dấu và đổ mẫu.
– Analogue
Analogue có bệ và kết nối giống trụ implant. Chúng đóng vai trò như bản sao của implant trên mẫu làm việc của labo.
Ngoài trụ implant, một chiếc răng giả hoàn chỉnh cần có thêm khớp nối Abutment và mão răng sứ.
Khớp nối Abutment
Abutment là chốt kim loại hình trụ có 2 đầu dùng để kết nối phần trụ implant trong xương hàm với mão răng sứ. Chất liệu của Abutment có thể được làm từ hợp chất kim loại hoặc sứ, có tác dụng như cùi răng nâng đỡ mão răng sứ. Phần vít được bắt cố định vào trụ implant khi các tế bào xương đã tích hợp thành công với bề mặt trụ răng.
Về chất liệu, Abutment có thể làm từ titan, sứ zirconia, plastic. Với phục hình tháo lắp, Abutment có dạng viên bi để giữ hàm giả tháo lắp. Còn để phục hình gắn bằng cement, Abutment được chia thành:
- Abutment thẳng: Đa dạng về kích thước và độ dài.
- Abutment nghiêng: Là dạng góc 15- 30 độ, được dùng khi trục của phục hình và trục của implant không trùng với nhau.
- Abutment tạm: Được dùng tại ghế cho phục hình tạm.
Mão răng sứ
Mão răng sứ là phần lõi rỗng bên trong để úp vừa khít lên đầu trên của vít Abutment. Phần thân răng giả này được làm bằng sứ với hình dáng, màu sắc, kích thước giống hệt răng thật đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Xem thêm: Mão răng sứ là gì? Các loại mão răng sứ phổ biến hiện nay
2. Vai trò của răng implant trong phục hình răng mất
Răng implant được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất có thể khắc phục nhược điểm của cầu răng sứ, hàm tháo lắp. Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất khi cấy ghép implant mang đến hiệu quả thẩm mỹ tốt, chức năng ăn nhai tuyệt đối cùng nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.
– Răng implant có cấu tạo tương tự như răng thật đảm bảo hàm răng đẹp cùng nụ cười tự nhiên. Khi đó bạn sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái trong giao tiếp.
– Răng implant sẽ khôi phục chức năng ăn nhai của chiếc răng đã mất, đặc biệt với trường hợp phục hình răng hàm. Bạn ăn uống sẽ không phải kiêng dè bất kỳ thực phẩm nào.
– Hoạt động ăn nhai, nghiền nát thức ăn tốt giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất, hạn chế gây ra các bệnh tiêu hóa và dạ dày.
– Răng implant còn lấp đi khoảng trống mất răng từ răng cũ. Nhờ đó ngăn chặn tình trạng xô đẩy răng toàn hàm, lệch khớp cắn.
– Răng implant giúp bảo tồn xương hàm, kích thích xương tự nhiên và ngăn chặn mất xương.
– Cấu tạo của răng implant có độ vững chắc lâu dài, tuổi thọ cao, thậm chí là suốt đời.
3. Những lưu ý khi chọn trụ implant phù hợp
Muốn quá trình cấy ghép implant diễn ra an toàn, đảm bảo chất lượng răng giả bền chắc thì việc chọn vật liệu hay trụ rất quan trọng. Bạn cần lưu ý một vài tiêu chí dưới đây.
Lựa chọn răng Implant nguồn gốc rõ ràng
Dù là chọn trụ implant, Abutment hay mão răng sứ, bạn cần đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Tránh sử dụng vật liệu implant giá rẻ, không rõ xuất xứ dễ làm cho quá trình cấy ghép implant thất bại và kéo theo nhiều hậu quả khó lường khác.
Đặc biệt, phần trụ implant phải được sản xuất từ titanium tinh khiết với công nghệ xử lý bề mặt SLA nhằm đạt được tính liên kết sinh học với xương hàm. Khi đó sẽ không xảy ra tình trạng bị đào thải trụ răng hay trụ implant bị lung lay, bị gãy.
Trụ implant có khả năng tích hợp xương tốt
Một yếu tố quan trọng tiếp theo khi chọn trụ implant là phải tích hợp với xương hàm tốt nhất. Khi đó chức năng ăn nhai sẽ được đảm bảo như răng thật. Độ bền vững của răng implant cũng phụ thuộc lớn vào khả năng tích hợp với xương. Mức độ tích hợp càng cao thì răng implant sẽ càng ổn định.
Ngoài ra, trụ implant tốt cần đẩy nhanh thời gian tích hợp xương hàm, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế rủi ro không mong muốn.
Trụ implant phù hợp với tình trạng xương hàm
Vì tình trạng răng miệng của mỗi người là khác nhau, mật độ các răng, chất lượng xương hàm có sự khác biệt nên chọn trụ implant không giống nhau. Trước khi thăm khám và điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn loại trụ implant thích hợp nhất cho người bệnh để đạt hiệu quả tối ưu.
Lựa chọn kích cỡ trụ implant
Bạn nên ưu tiên chọn loại trụ implant có kích thước nhỏ. Mục đích nhằm hạn chế tác động đến chân răng kế cận khi tiến hành phục hình mà vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, kích thước nhỏ cũng mang đến ưu thế giúp quá trình tích hợp xương diễn ra nhanh chóng hơn.
Ngoài lưu ý chọn trụ implant có cấu tạo vững chắc, bạn cần tìm địa chỉ trồng răng uy tín. Các bác sĩ thực hiện phải là người giỏi chuyên môn, tay nghề cao mới chẩn đoán chính xác, kiểm soát tốt mọi thao tác điều trị.
Xem thêm: 5 tiêu chí giúp chọn trụ răng implant phù hợp bạn nên biết
4. Một số trụ implant phổ biến nhất hiện nay
Trụ Implant Straumann (Thụy Sỹ)
Trụ Implant Straumann thuộc phân khúc implant cao cấp được các chuyên gia đánh giá tốt về mọi mặt. Kể cả với những khách hàng khó tính cũng hài lòng về chất lượng mà trụ implant này mang lại.
Về xuất xứ, trụ implant Straumann xuất từ từ tập đoàn cùng tên của Thụy Sỹ. Đây là tập đoàn dẫn đầu về các dụng cụ nha khoa chuyên dụng với lịch sử hơn 50 năm phát triển, được phân phối sản phẩm trên 70 quốc gia. Riêng với trụ implant Straumann đã được bán ra hơn 14 triệu đơn vị.
Về cấu tạo, trụ implant Straumann có 2 dòng nổi bật là: Implant Straumann SLA và Implant Straumann SLActive.
– Implant Straumann SLA
Implant Straumann SLA được cấu tạo từ 100% titanium truyền thống. Đây cũng là dòng implant đời đầu nên có hình dáng khá truyền thống. Phần bề mặt trụ implant vẫn có độ nhám nhất định tạo điều kiện tích hợp với xương hàm. Tuy nhiên vì không được ứng dụng công nghệ hiện đại nên chỉ có một số ít nha khoa sử dụng.
– Implant Straumann SLActive
Implant Straumann SLActive có sự cải tiến rõ rệt dựa trên công nghệ SLActive. Khi đó lớp màng sinh học phủ trên bề mặt trụ với khả năng hoạt nước và tăng tốc độ tích hợp xương. Ngoài ra, thiết kế trụ cũng được thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc xương hàm. Cũng bởi sở hữu nhiều đặc tính vượt trội nên trụ implant có thể tích hợp xương nhanh chóng, khả năng lành thương nhanh chỉ sau 3 ngày.
Straumann Implant SLActive được chỉ định cho các trường hợp mất răng toàn hàm, mất răng lâu năm hoặc những khách hàng muốn trồng răng nhanh chóng.
Những ưu điểm của trụ Implant Straumann bao gồm:
- – Khả năng tích hợp xương nhanh chóng chỉ trong 6 tuần. Sử dụng phổ biến cho người có mật độ xương hàm mỏng, chất lượng xương hàm kém hoặc xốp,…
- – Khả năng ăn nhai hoàn hảo, thậm chí còn tốt hơn răng thật.
- – Sự chắc chắn, độ bền cao thậm chí là trọn đời nếu biết cách chăm sóc răng miệng.
Trụ Implant Dentium (Hàn Quốc)
Trụ Implant Dentium có xuất xứ từ một trong những thương hiệu implant nổi tiếng hàng đầu tại Hàn Quốc. Công ty Dentium Co, Ltd đã ứng dụng thành công công nghệ phủ nhám bề mặt SLA trong sản xuất trụ Implant. Bởi vậy, sản phẩm này đã đạt đầy đủ chứng nhận ISO 13485, dấu CE (Châu Âu), GMP từ các nước trên thế giới và chứng nhận của FDA (Hoa Kỳ).
Trụ Implant Dentium thường được ứng dụng cho các trường hợp bị mất răng cửa, răng hàm, thậm chí là mất răng toàn hàm. Đây cũng là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mà chi phí phù hợp, chất lượng lại không hề thua kém bất kỳ loại trụ implant đắt tiền khác.
Về cấu tạo, trụ implant Dentium gồm một trụ implant và khớp nối Abutment được liên kết với nhau thành cấu trúc có 10 vòng xoắn. Ngoài ra, công nghệ xử lý bề mặt nhám phun cát SLA giúp tăng tốc độ tích hợp của trụ với xương hàm lên gấp 3 lần so với bình thường.
Về thiết kế, trụ implant Dentium được đánh giá tinh xảo với dạng hình nón và cổ lục giác ở giữa giúp tăng độ khít giữa trụ với mão răng sứ. Đặc biệt, trụ Dentium cho phép phục hình sâu dưới nướu 3mm, giúp tăng độ bám dính vào xương.
Những ưu điểm vượt trội của trụ implant Dentium
– Khả năng tích hợp tốt nhờ được làm 100% vật liệu titanium nguyên chất, nhẹ và có tính ổn định lâu dài.
– Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm do mất răng, rút ngắn thời gian hoàn thành việc cấy ghép.
– Chịu được lực ăn nhai tốt, khả năng chống gãy cao và kháng mòn hóa học tốt. Thậm chí còn bền chắc hơn cả răng thật vì nó được cấu tạo từ 100% titanium nguyên chất không pha tạp chất.
– Mức chi phí hợp lý, phù hợp với mức thu nhập của nhiều người.
– Tuổi thọ cao không thua kém so với các loại trụ nổi tiếng khác, có thể sử dụng trọn đời nếu biết cách chăm sóc.
Trụ Implant Dio (Hàn Quốc)
Trụ implant Dio có xuất xứ từ công ty DIO Implant Hàn Quốc. Đây là công ty toàn cầu với mạng lưới phân phối rộng khắp 70 quốc gia trên toàn thế giới. Nhờ tập trung chủ yếu vào ngành vật liệu cấy ghép nha khoa, DIO ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Tuy ra đời sau nhưng trụ implant DIO được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng, độ bền và hiệu quả không kém so với Thụy Sỹ, Mỹ hay Đức.
Về cấu tạo, implant DIO Hàn Quốc được sản xuất từ Titanium Grade 4 nguyên chất, có độ ổn định cao trong khoang miệng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ thể. Phần thân trụ được thiết kế thẳng với hệ thống các vòng xoáy xoắn đều duy nhất từ phần đáy lên đến đỉnh trụ, nhằm phân tán lực đồng đều. Vòng xoắn ở đỉnh trụ có độ sâu giảm dần, đảm bảo thẩm mỹ cao khi phục hình sâu dưới nướu đến 3mm, giúp rút ngắn thời gian tái tạo xương.
Điểm nối giữa Abutment với trụ implant có cấu trúc 10 vòng xoắn tạo sự sát khít tuyệt đối và tăng tính ổn định cho ca phục hình. Phần bề mặt trụ được xử lý bằng công nghệ SLA tiên tiến, tạo vi lưu giúp xương có thể bám chặt vào trụ và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
Trụ implant DIO có đường kính ngoài từ 3.3- 6mm, chiều dài trong khoảng từ 10- 15 mm thích hợp cho nhiều vị trí mất răng khác nhau.
Những ưu điểm vượt trội của trụ Implant DIO (Hàn Quốc)
– Tốc độ tích hợp xương nhanh chóng nhờ được làm từ titanium và zirconium nguyên khối với tính ổn định và tương thích hoàn toàn với xương hàm.
– Tính an toàn cao, không gây hại cho cơ thể, không sợ bị đào thải, dị ứng hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm khác.
– Có thể giảm bớt lực cản khi đặt trụ vào xương hàm. Hơn nữa, còn làm giảm khả năng tổn thương các chân răng thật bên cạnh.
– Cải thiện khả năng ăn nhai với độ cứng chắc, khả năng chịu lực tốt hơn răng thật.
– Tuổi thọ cao, thậm chí là suốt đời nếu bạn biết cách chăm sóc tốt.
– Chi phí rẻ phù hợp với điều kiện của nhiều khách hàng.
Cấy ghép implant muốn thành công phụ thuộc lớn vào chất lượng trụ implant. Với đầy đủ thông tin ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như các loại trụ implant phổ biến nhất. Bên cạnh đó, hãy tìm địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao nhằm mang đến kết quả hoàn hảo nhất nhé.
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.