Nhổ răng khôn hàm trên là gì? Nhổ răng khôn hàm trên có cần thiết không? Răng khôn có 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Ngoài những vấn đề nói chung. Có nhiều điểm cần lưu tâm đối với răng khôn tại hai hàm khác nhau. Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu rõ hơn bạn nhé!
Tóm tắt nội dung
Răng khôn hàm trên là gì?
Thông thường độ tuổi mọc răng khôn trung bình bắt đầu từ tuổi 16 đến 25 hay còn gọi là tuổi thành niên. Chúng ta thường phải bất đắc dĩ chào đón những chiếc răng cối lớn mọc ở trong cùng của cung hàm. Đây chính là răng khôn. Ngoài ra, chúng còn có tên gọi khác là răng số 8, hoặc răng hàm lớn thứ ba. Thực tế những chiếc răng khôn này lại mang đến không ít phiền toái cho những ai mắc phải nếu chúng mọc lệch.
Ngược lại với răng khôn hàm dưới, răng khôn hàm trên là răng mọc ở trong cùng nằm ở cung hàm trên. Hay còn được gọi là răng số 8 hàm trên. Các cơn đau gây ra bởi loại răng khôn và việc nhổ răng chính là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Lý do bị đau răng khôn hàm trên?
Ở độ tuổi trưởng thành (16 -25 tuổi), cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định hoàn toàn. Nếu như bạn mọc răng khôn vào độ tuổi này khiến hàm không có cơ chế thích nghi phù hợp. Dẫn đến tình trạng sưng, đau nhức. Nếu cơn đau chỉ kéo dài một thời gian và biến mất thì không ảnh hưởng lớn đến bạn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch trong cung hàm. Gây ra tổn thương nghiêm trọng vùng nướu xung quanh và cơn đau khó dứt.
Bởi vì răng khôn hàm trên là những chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm trên. Thế nên, lúc này trên cung hàm đã không còn đủ không gian để chúng có thể mọc hoàn chỉnh và đúng vị trí. Hệ quả là việc mọc răng diễn ra không tự nhiên: mọc xô lệch, mọc xiên, xô lấn nhau,…
Răng khôn hàm trên gây ra các biến chứng nào?
Trong số các biến chứng nguy hại của răng khôn thì không thể không kể đến viêm nướu. Và đây được cho là biến chứng phổ biến nhất. Nguyên nhân chính là do các vi khuẩn tích tụ tại vị trí mọc lệch của răng khôn ở hàm trên. Khiến vùng nướu xung quanh bị viêm nhiễm. Răng khôn mọc không đúng vị trí, thường có 2 trường hợp xảy ra.
Một là răng khôn mọc xa tạo ra khoảng hở giữa răng số 7 và số 8. Vân đề này sẽ gây sâu răng do thức ăn thừa và vi khuẩn có cơ hội tích tụ tại khe hở. Hai là răng khôn mọc chèn ép răng số 7 khiến chiếc răng quan trọng này bị tổn hại. Kéo theo chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Nếu nguy hiểm hơn, răng khôn hàm trên có thể gây ra u xương hàm. Ảnh hưởng đến các khu vực khác như má, mang tai, cổ, mắt,… vô cùng nguy hiểm.
Các dấu hiệu răng khôn mọc lệch hàm trên
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch hàm trên tương tự như răng khôn mọc lệch hàm dưới. Nên bạn có thể dễ dàng nhận biết. Triệu chứng sớm của việc răng khôn mọc lệch thường là những cơn đau nhứt kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày. Những cơn đau này không những không dứt mà còn sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình mọc răng khôn.
Khi răng khôn mọc vì xương hàm không có đủ vị trí nên nó sẽ đâm sang răng bên cạnh. Răng khôn là răng khôn sẽ làm chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh (răng hàm số 7) dần bị phá hủy, lung lay, dẫn đến sâu. Nặng hơn nó sẽ khiến chiếc răng này bị xô đẩy chèn ép và rụng đi gây mất răng. Bên cạnh đó, do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó để vệ sinh. Thức ăn giắt vào và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, gây ra các bệnh lý về răng miệng khác.
Theo thống kê, tất cả các răng khôn mọc lệch đều gây khó dễ cho cả khổ chủ và bác sĩ. Chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải. Ngoài việc gây phiền toái và đau đớn cho bạn. Răng khôn mọc lệch sẽ khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tại sao cần nhổ răng khôn hàm trên?
Nhổ răng khôn hàm trên là cần thiết. Nếu bạn cảm thấy răng khôn hàm trên có vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thì hầu như đều phải nhổ bỏ. Răng khôn hàm trên gây ảnh hưởng đầu tiên là việc vệ sinh cho khu vực sâu trong cung hàm trên rất khó khăn. Điều này làm tăng nguy cơ sâu răng do thức ăn thừa và vi khuẩn tụ hội. Hơn nữa, răng khôn hàm trên không tham gia vào chức năng ăn nhai. Trong khi đó nó lại làm tổn hại răng số 7 – là chiếc răng rất quan trọng thực hiện chức năng này.
Nhổ răng khôn hàm trên như thế nào?
Nhổ bỏ răng khôn hàm trên cũng không khó những cũng không dễ. Bởi vì răng khôn hàm trên có chân răng rất chắc còn mọc sâu trong cung hàm phía trên. Mặc khác, nó còn lại liên kết với rất nhiều dây thần kinh. Thế nên, việc nhổ bỏ khôn hàm trên không tránh khỏi những khó khăn và phức tạp nhất định. Do đó, để bạn yên tâm hơn về vấn đề này thì nên chọn đến những cơ sở nha khoa uy tín. Để giúp bạn nhổ bỏ răng không không gây bất kỳ biến chứng nào khác.
Điển hình như Nha Khoa Quốc Tế Á Châu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa nói chung và nhổ răng khôn nói riêng tại Hà Nội. Các bác sĩ tại đây đều có chuyên môn cao. Và ứng dụng công nghệ hiện đại chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể an tâm.
Quy trình nhổ răng khôn được bắt đầu với bước rạch nướu vừa đủ để lấy toàn bộ chân răng. Tùy theo vị trí mọc của chiếc răng mà bác sĩ sẽ có những điều chỉnh thích hợp ở bước này. Khi răng đã được nhổ, các bác sĩ sẽ dùng chỉ khâu nha khoa để khâu lại vết rạch nướu. Chỉ này sẽ tự tiêu sau một thời gian sử dụng. Lưu ý là sau khi nhổ răng, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và tuân theo hướng dẫn của y bác sĩ. Nếu thực hiện đúng quy trình. Thì vùng nướu bị sưng khi nhổ răng sẽ thuyên giảm và tình trạng răng miệng cũng nhanh chóng trở lại bình thường.
Những biến chứng khi nhổ răng khôn hàm trên?
Đây là lưu ý bạn nên đặc biệt quan tâm. Do tính chất phức tạp và nguy cơ tiềm ẩn từ các vấn đề về chuyên môn và kỹ thuật. Bạn cần hết sức lưu ý với các biến chứng khi nhổ răng khôn hàm trên. Nếu răng bị nhổ quá mạnh và việc kiểm soát đáy xoang không được tiến hành cẩn thận lúc đầu thì có thể bị thủng xoang hàm trên. Xoang hàm trên nằm rất sát chân răng số 8 hàm trên nên tai biến này rất dễ xảy ra trong tình huống xấu. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng có thể lan rộng từ xoang hàm trên đến toàn bộ xoang vùng mặt với nhiều triệu chứng tiêu cực.
Một biến chứng nặng khác là lồi củ xương hàm trên bị gãy vỡ. Lồi củ xương hàm trên chính là phần lồi xương xuất hiện phía sau răng khôn. Nếu bộ phận này bị vỡ sẽ ảnh hưởng đến ống khẩu cái sau (khẩu cái là phần nằm giữa vòm miệng, giới hạn ổ miệng với mũi trong). Ngoài ra, nhổ răng khôn không đúng quy cách còn gây ra một số ảnh hưởng khác như xương ổ răng bị vỡ, răng số 7 bị hư tổn,…
Do đó, để những biến chứng trên không xảy ra, bạn nên đến đúng địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện công việc này. Giúp bạn yên tâm hơn và không phải lo lắng về nhổ răng khôn hàm trên.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn hàm trên?
Bên cạnh các yếu tố về tay nghề chuyên môn của bác sĩ nha khoa thì việc bạn có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng hợp lý. Sẽ quyết định đến quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng khôn hàm trên. Đảm bảo cho tốc độ lành diễn ra nhanh chóng nhất và không ảnh hưởng đến các vấn đề răng miệng khác. Dưới đây là một số quy tắc cơ bản bạn cần nhớ:
+ Cắn chặt bông gòn để cầm máu trong 30 phút sau khi nhổ răng trên hàm trên.
+ Đánh răng đủ 2 ngày/lần, lưu ý không nên đánh trúng vào chổ nhổ răng khôn.
+ Súc miệng bằng nước muối sau 2 ngày kể từ khi nhổ răng khôn hàm trên.
+ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, ngăn không cho các vi khuẩn tích tụ.
+ Tránh ăn thực phẩm quá nóng, chứa nhiều axit, đồ ngọt hay các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
+ Nên ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, sữa, nước ép hoa quả…
+ Chườm đá bên ngoài vị trí răng vừa nhổ để giảm sưng nhanh chóng và hiệu quả.
Địa chỉ nhổ răng khôn hàm trên uy tín nhất tại Hà Nội?
Mọc răng khôn (răng số 8) làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt của bạn. Bạn cần thông tin về một cơ sở y tế tốt nhất để nhổ chúng? Hãy đến ngay với Nha khoa quốc tế Á Châu. Đây là trung tâm nha khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Được hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và lựa chọn nhiều năm liền.
Quy trình nhổ răng ở trung tâm nha khoa Á Châu như sau:
+ Sau khi đăng kí xong, bác sĩ cho bạn đi làm chụp X quang toàn bộ xương hàm và răng. Đến khi nhận được kết quả, nếu kết quả đều tốt, thì chờ bác sĩ xếp lượt để nhổ răng.
+ Tùy vào thể trạng và số lượng răng khôn mỗi bệnh nhân mà mỗi lần có thể nhổ nhiều hơn 1 răng. Nhưng thường bác sĩ khuyên nhổ 2 chiếc cùng bên trước, còn lại để nhổ lượt sau.
+ Khi vào phòng nhổ răng, tùy vào tình trạng răng mọc. Bạn được nhổ răng gây tê hoặc gây mê (tiểu phẫu).
+ Nếu răng mọc thẳng, không quá nghiêm trọng bạn có thể chỉ cần gây tê. Nhưng nếu răng khôn của bạn mọc nghiêng, mọc ngầm hay nhiều trường hợp khó khác, bạn sẽ được tiểu phẫu gây mê.
+ Do có thuốc tê hoặc thuốc mê nên khi nhổ răng sẽ không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, 2-3 giờ sau, thuốc hết tác dụng, bạn sẽ có cảm giác đau. Có thể có sưng vùng má có răng bị nhổ.
+ Nhưng cũng đừng lo lắng, bởi trước khi về bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh, nước súc miệng. Và dặn dò cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng.
+ Nếu bạn phải khâu sau nhổ răng, bác sĩ sẽ hẹn thời gian đến để cắt chỉ. Thông thường khoảng 1 tuần sau đó.
Liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế Á Châu để được tư vấn miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 137, An Trạch, Đống Đa, Hà Nội
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.