Nang chân răng là gì? Nang chân răng có nguy hiểm không? Cách điều trị nang chân răng như thế nào? Là những băn khoăn chung của nhiều người khi không may gặp phải tình trạng đầy phiền toái này. Trên thực tế, nan chân răng hay u nang chân răng cũng thuộc nhóm bệnh lý răng miệng phổ biến. Nhiều người gặp phải hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng đây là bệnh lý khá nguy hiểm. Và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng mất răng hàng loạt. Ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ. Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu nhé!
Thực tế cho thấy nang chân răng thực chất là một dạng nang biểu mô xương hàm có liên quan đến nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh và thường phát triển âm thầm, ít có triệu chứng rõ ràng. Thế nên khi phát hiện ra thì chúng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Vậy nang chân răng là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cách điều trị nang chân răng như thế nào?
Tóm tắt nội dung
Nang chân răng là gì?
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, nang chân răng thực chất là một dạng nang biểu mô xương hàm có liên quan đến nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này thường được phát triển từ một răng sâu, tủy răng bị hoại tử nên giải phóng các độc tố tại chóp răng gây viêm quanh chóp. Quá trình viêm nhiễm này nếu không được khắc phục sẽ kích thích sự hoại tử. Và phá hủy tế bào biểu mô Malassez còn sót lại ở dây chằng quanh răng. Từ đó hình thành nang, tuy nhiên chúng có thể bị viêm hoặc không. Bên cạnh đó, các nang có thể đè ép và xương và độc tố được giải phóng từ những tổ chức hạt gây tiêu xương.
Thông thường thì nang chân răng là loại nang gặp nhiều nhất ở xương hàm của chúng ta. Và hàm trên thường gặp hơn ở hàm dưới, thường gặp nhất là nang ở vùng răng cửa hàm trên. Trường hợp khi nang răng phát triển càng lớn thì kéo theo sự hủy xương càng nhiều. Từ đó tạo thành một hốc lớn bên trong xương hàm, chủ yếu chứa nước nhưng xương thì không còn nữa. Lúc này xương của người bệnh sẽ bị mỏng dần, dễ gãy. Và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Tủy Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Dấu hiệu nhận biết bệnh nang chân răng
Thực tế cho thấy nan chân răng là bệnh lý rất khó phát hiện ra. Và đa số mọi người thường nhầm lẫn bệnh lý này với một số triệu chứng của bệnh lý răng miệng thường gặp khác. Chính vì vậy, tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng người bệnh về sau. Một số triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể quan sát và cảm nhận để biết được bệnh trong thời gian sớm nhất như sau:
Một số triệu chứng thường gặp khi bị nang chân răng
- Răng của bạn có sự đổi màu nhẹ, tuy nhiên dấu hiệu này rất khó phát hiện. Và nó cũng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện của u nang trong xương hàm.
- Khi bệnh lý nan chân răng phát triển nặng hơn thì nang sẽ khiến phần xương hàm của bạn bị phồng lên. Có thể gây biến dạng mặt nhưng rất ít hoặc không có cảm giác đau nhức nào rõ ràng cả. Do đó, nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này.
- Khi bạn dùng tay sờ vào vùng nang sưng sẽ thấy cứng nếu nang còn nhỏ. Và cảm giác thấy mềm nếu nang to và lúc này đã phá vỡ vỏ xương để lan ra phần mềm.
- Các răng kế cận cũng có thể xảy ra hiện tượng lung lay nhẹ.
- Trường hợp khi nang xảy ra ở vùng môi dưới thì sẽ gây tê môi nhẹ. Nguyên nhân là do nang to chèn vào ống răng dưới của bạn.
- Trường hợp khi nang chân răng nặng sẽ gây nhiễm trùng và kèm theo những triệu chứng đau nhức vùng có u. Và có thể chảy mủ, sưng mặt, răng lung lay,… Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi đã đến giai đoạn này nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Chụp X quang sẽ nhận biết chuẩn xác nang chân răng
Thông thường thì những cách nhận biết này không đảm bảo tính chuẩn xác cao và triệu chứng cũng không rõ ràng. Do đó bạn khó có thể tự chẩn đoán bệnh được tại nhà bằng mắt thường. Do đó, để nhận biết chuẩn xác bạn có đang gặp phải bệnh nan chân răng không. Thì bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ chuyên môn tiến hành kiểm tra thông qua bước chụp X-quang.
Trường hợp nếu như bạn đang bị nang chân răng. Thì hình ảnh Xquang sẽ hiển thị một vùng sáng có hình tròn. Hoặc hình oval dính với 1 phần chân răng. Bên cạnh đó, vùng sáng này có đường viền xơ rõ ranh giới với xương hàm vẫn lành lặn. Tuy nhiên, trường hợp nếu như nang nhiễm khuẩn thì ranh giới này trở nên không rõ ràng. Vì có sự giãn mạch do viêm và sự tiêu xương xung quanh.
Nang răng có dễ phát hiện hay không?
Như Nha Khoa Quốc Tế Á Châu có chia sẻ bên trên, nang răng rất khó phát hiện qua các triệu chứng lâm sàng. Vì chúng không rõ ràng. Thực tế cho thấy người bệnh không hề có cảm giác đau nhức hay khó chịu gì nhiều. Tuy nhiên có một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là răng bị đổi màu. Nhưng triệu chứng này thì người bệnh thường ít khi quan tâm đến. Vì hay nhầm lẫn với các bệnh lý răng khác. Do đó, bệnh lý này thường phát triển âm thầm cho đến khi nang to lên gây phồng xương hoặc nang nhiễm trùng. Lúc này sẽ gây các triệu chứng phổ biến như như đau vùng có u, chảy mủ, sưng mặt ở xương hàm, lung lay răng,…
Trường hợp nang chân răng khá nguy hại nếu như bệnh lý tiến triển nặng trong lâu ngày. Gây phá hủy mô quanh chóp răng, gây tiêu xương nguy hại. Và có thể dẫn đến tiêu chân răng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Một số trường hợp nặng có thể gây rụng răng hàng loạt, biến dạng xương hàm gây lép mặt. Đồng thời còn làm cản trở các chức năng ăn nhai, giao tiếp hàng ngày của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Răng Sâu Nặng Có Lỗ To Phải Làm Sao?
Nang chân răng có nguy hiểm không?
Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều người khi không may gặp phải bệnh lý phiền toái này. Tuy biểu hiện ban đầu của bệnh không rõ ràng và rất khó nhận biết. Đa số người bệnh không biết đến sự tồn tại của nang răng. Tuy nhiên, bệnh lý này được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, tinh thần. Cũng như tính thẩm mỹ cho hàm răng về sau. Cụ thể như sau:
– Nang răng có thể gây phá hủy các tế bào mô quanh chóp răng của người bệnh nếu như không điều trị kịp thời. Theo thời gian, chóp răng bị tiêu biến sẽ khiến cho các tác nhân gây viêm tiến đến viêm sâu trong tủy chân răng. Từ đó dẫn đến tình trạng phá hủy chân răng âm thầm từ bên trong mà người bệnh không hề hay biết.
– Nang răng gây tiêu xương tại chỗ và đây cũng là tác nhân chính gây ra tình trạng nguy hại như tiêu xương răng lân cận. Tình trạng này rất nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời có thể dẫn đến mất răng hàng loạt. Ảnh hưởng nguy hại đến sức ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ về sau.
– Ngoài ra, nang răng cũng sẽ khiến chức năng vốn có của hàm bị cản trở đi đáng kể. Lý do bởi vì khi xương hàm tiêu giảm thì kéo theo chức năng nhai bị ảnh hưởng. Thậm chí còn làm cho khuôn mặt bị biến dạng mất thẩm mỹ. Ảnh hưởng lớn đến giao tiếp hàng ngày.
Điều trị nang chân răng như thế nào?
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, giải pháp để điều trị bệnh lý nang chân răng dứt điểm và hiệu quả. Đó chính là phẫu thuật. Khi đến thăm khám tại nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ chụp X quang răng. Sau đó đánh giá tình trạng răng và các răng bị ảnh hưởng lân cận, đồng thời xác định kích thước của nang. Và mức độ khuyết hổng của xương hàm,… Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc và lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất với trường hợp hợp cụ thể. Đảm bảo mang đến hiệu quả điều trị tối ưu và hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1
Trường hợp nếu như bác sĩ phát hiện các răng của bạn đã lung lay quá nhiều. Và cũng bị tiêu xương quá 1⁄3 chân răng. Thì lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng kết hợp lấy bỏ vỏ nang. Sau khi loại bỏ răng, để tránh tối đa trường hợp tiêu xương hàm lâu năm dẫn đến biến dạng gương mặt, già nua, da chảy xệ mất thẩm mỹ. Thì cách tốt nhất lúc này là thực hiện trồng răng Implant (Đây là kỹ thuật trồng răng tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay).
Trường hợp 2
Đối với trường hợp xương ổ răng của bạn vẫn còn đủ. Và phần chân răng dự kiến cắt không quá 1⁄3 chân răng. Thì có thể bác sĩ sẽ cân nhắc giữ lại răng đó cho bạn. Sau đó sẽ khắc phục bằng các kỹ thuật khác. Như điều trị tủy răng, hàn kỹ các ống tủy. Và cắt bỏ cuống răng, lấy bỏ hết vỏ nang răng cho bạn.
Nang xương hàm trên: Trường hợp nếu như bác sĩ phát hiện nang lớn gây phá phá hủy xoang hàm. Thì lúc này có thể sẽ tiến hành thao tác lấy bỏ nang, niêm mạc xoang. Đồng thời mở dẫn lưu vào ngách mũi dưới cùng bên cho bạn.
Nang to xương hàm dưới: Trường hợp khi bác sĩ đã kiểm tra, xác định được mức độ vững chắc của bờ xương hàm. Dựa vào hình ảnh chụp X-quang răng và quan sát lúc phẫu thuật. Thì bác sĩ sẽ quyết định chỉ lấy bỏ nang đơn thuần. Hoặc cần dùng nẹp tăng cường để đề phòng gãy xương hàm về sau hiệu quả tối ưu.
Xử lý khuyết hổng xương sau khi lấy bỏ nang: Trường hợp nếu như bác sĩ xác định lỗ khuyết hổng nhỏ. Thì có thể sẽ không cần can thiệp, chỗ khuyết hổng sẽ của bạn sẽ được cơ thể tự bù đắp bằng tổ chức xơ hoặc biểu mô hóa. Ngược lại nếu như lỗ khuyết hổng lớn, thì lúc này bác sĩ có thể cân nhắc trám bít bằng các vật liệu tự thân như vạt cơ, xương,… Hoặc các vật liệu nhân tạo như cacbon, xi măng,… để điều trị hiệu quả nhất.
Điều trị nang chân răng sớm sẽ hạn chế biến chứng tối đa
Việc điều trị nang chân răng sớm sẽ giúp bạn ngăn ngừa tối đa các biến chứng có hại do bệnh lý này gây ra. Đồng thời, việc điều trị sớm bao giờ cũng dễ dàng hơn. Và chi phí thực hiện cũng rẻ hơn so với bệnh lý nặng, nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu như nan chân răng không được điều trị kịp thời, khi nang răng đã ở giai đoạn nặng. Thì có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hại cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể.
Tuy nhiên, việc phát hiện sớm nang chân răng không phải đơn giản. Bởi vì bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở trong giai đoạn đầu. Thế nên người bệnh thường xuyên bỏ qua và không thăm khám tại phòng khám nha khoa. Thực tế để phát hiện bệnh chi tiết và chuẩn xác nhất trong giai đoạn này là khám răng miệng định kỳ. Và bác sĩ sẽ chỉ định chụp x-quang răng toàn cảnh. Hình ảnh phim x-quang răng chắc chắn sẽ giúp bạn và bác sĩ phát hiện các bệnh lý nang chân răng, u xương hàm,… nguy hại này. Do đó, bạn nên thường xuyên thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Hay khi có phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào về răng nhé.
Mổ nang răng có đau không?
Mổ nang răng có đau không? Cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, mức độ chịu đau của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Do cơ địa của từng người, tình trạng bệnh hiện tại cũng như tay nghề bác sĩ thực hiện. Nhưng bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này bởi vì trong suốt quá trình mổ nang răng. Thì bác sĩ cũng đã tiến hành tiêm thuốc gây tê. Nên bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và thoải mái.
Cảm giác đau nhẹ sẽ biến mất sau vài ngày
Đối với các tình trạng nang răng nhẹ thì có thể chỉ hơi nhói sau cuộc phẫu thuật một chút. Và bạn hoàn toàn có thể chịu được, không cần phải quá lo lắng. Một số trường hợp cần nhổ răng, điều trị tủy thì có thể sẽ hơi đau một vài ngày. Tuy nhiên chúng sẽ dần dần giảm đi sau đó và cảm giác đau sẽ biến mất hoàn toàn.
Đồng thời, để giảm đau hiệu quả sau khi mổ nang răng, đặc biệt với những người chịu đau kém, cơ địa yếu. Thì người bệnh cần tuân thủ nghiêm chế độ chăm sóc. Đặc biệt là chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ trước đó. Để tránh hiện tượng viêm, nhiễm trùng tái phát và nhanh chóng phục hồi vết thương hơn nhé.
Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về nang chân răng là gì? Nang chân răng có nguy hiểm không? Cách điều trị nang chân răng như thế nào?
Để được tư vấn thêm về dịch vụ chữa nang chân răng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cùng chi phí hợp lý. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số HOTLINE: 0987 302 621. Hoặc INBOX trực tiếp để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ: 95 E Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.