Răng số 6 là chiếc răng quan trọng nhất trên cung hàm mỗi người; thế nên khi bị nứt, vỡ sẽ khiến cho chức năng ăn nhai bị suy giảm đáng kể. Hơn nữa còn gây đau nhức ê buốt kéo dài, ăn uống không ngon miệng và tăng nguy cơ xảy ra các bệnh lý về răng,… Vậy nứt răng số 6 gây đau nhức ê buốt phải làm sao? Răng số 6 bị nứt có trám được không? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu sơ lược về răng số 6
Thông thường ở một người trưởng thành sẽ có từ 28 – 32 chiếc răng chia đều cho 2 hàm trên và dưới. (răng khôn có người có 4 cái đầy đủ, có người chỉ có 2,3 cái, thậm chí không có). Răng số 6 (còn gọi là răng cấm) là răng cối có kích thước lớn nhất trên cung hàm; đảm nhận chức năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn chính. Răng số 6 bắt đầu mọc ở trẻ em trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi và chúng chỉ mọc một lần duy nhất và không mọc thêm bất kỳ lần nào nữa.
Đặc trưng của răng số 6
– Đây là chiếc răng đầu tiên mọc vĩnh viễn trên cung hàm; không mọc thay thế bằng chiếc nào khác.
– Răng số 6 có thân và chân răng lớn, diện tích mặt nhai rộng nên chịu được lực nhai, nghiền thực phẩm lớn.
– Răng nằm khuất ở trong cung hàm nên việc chăm sóc; vệ sinh răng miệng khó hơn so với các răng ở vị trí răng khác.
– Tổ chức quanh răng số 6 bao gồm mạch máu, dây chằng, dây thần kinh nhiều hơn so với các răng khác.
Nứt dọc thân răng số 6 là gì?
Nứt dọc thân răng số 6 là tình trạng khá thường gặp; thể hiện qua vết nứt chạy từ mặt nhai của răng đến chân răng. Nứt răng có thể xảy ra ở mức độ nhẹ (có đường rạng trong men răng, không mở rộng đến ngà răng và tủy răng bên trong) và có thể nghiêm trọng hơn; vết nứt đi sâu vào ngà răng, gây tổn thương lớn đến răng số 6. Ngoài ra, một số trường hợp răng hàm số 6 bị nứt đôi thành 2 mảnh riêng biệt với đa dạng triệu chứng từ nhẹ; trung bình đến nặng và cảm giác đau nhức khó chịu cũng khác nhau.
Nguyên nhân nứt răng số 6 gây đau nhức ê buốt
Mặc dù răng được biết đến là bộ phận cứng chắc nhất trên cơ thể; chịu được lực nhai, tác động lớn thường xuyên. Thế nhưng, tình trạng răng bị tổn thương, nứt vỡ, gãy,… vẫn hoàn toàn có thể xảy ra do các tác động từ bên ngoài; yếu tố tuổi tác hoặc do bệnh lý răng miệng như sâu răng, men răng yếu,… Cụ thể như sau:
Nguyên nhân nội sinh
Nứt răng số 6 gây đau nhức ê buốt có thể do bản thân của răng không đủ chắc khỏe; răng không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết; các liên kết trong cấu trúc răng không được nuôi dưỡng dần dần sẽ bị yếu đi. Lúc này răng dễ bị tổn thương, nứt gãy mẻ trong quá trình ăn uống; sinh hoạt hàng ngày cho dù gặp phải các tác động nhỏ.
Bên cạnh đó, những người càng lớn tuổi thì nguy cơ có răng bị nứt, vỡ cũng cao hơn người trẻ; bởi lúc này hầu hết các bộ phận trong cơ thể sẽ bị lão hóa dần, bao gồm cả răng. Khi sức khỏe răng miệng kém đi, răng không còn chắc khỏe như ban đầu nên dễ bị nứt; vỡ gây cảm giác đau nhức ê buốt vô cùng khó chịu.
Xem thêm: Giải Pháp Cải Thiện Khả Năng Nhai Cho Người Cao Tuổi Mất Răng
Nguyên nhân ngoại sinh
Các tác động ngoại lực từ bên ngoài như: chấn thương, tai nạn, té ngã khi chơi thể thao; thường xuyên ăn nhai đồ ăn quá cứng, dai, dùng răng khui nắp chai,… cũng có thể khiến cho răng bị nứt, vỡ, thậm chí gãy.
Hơn nữa, thói quen ăn đồ nóng, lạnh đan xen sẽ làm răng bị kích thích và nhạy cảm và tật nghiến răng vào ban đêm cũng khiến liên kết trong răng dễ bị bẽ gãy; từ đó tạo thành các vết nứt dọc thân răng.
Dấu hiệu nhận biết nứt răng số 6
Thực tế những vết nứt răng, mức độ nặng nhẹ có thể khác nhau ở mỗi người; có thể chỉ là vết trầy xước nhỏ trên răng hoặc khe nứt lớn làm răng bị tách làm đôi.
– Răng số 6 bị nứt dọc: Đây là tình trạng răng bị nứt 1 đường dọc từ mặt nhai đến chân răng. Có thể vết nứt chưa làm răng tách đôi nhưng gây tổn thương khá lớn đến mô mềm bên trong.
– Răng số 6 bị trầy xước: Xuất hiện các vết nứt nhỏ trên bề mặt răng; tác động bên ngoài lớp men răng nên gần như không gây đau đớn, khó chịu. Phần lớn trường hợp này xuất hiện ở người cao tuổi.
– Răng số 6 bị nứt ở đỉnh: Phần đỉnh là phần nằm trên bề mặt cắn của răng và chúng hoàn toàn có thể bị tổn thương; vỡ nứt khi chịu các lực ép lớn tác động.
– Răng số 6 bị chẻ ra: Lúc này vết nứt lớn sẽ chẻ răng ra làm 2 phần và khe nứt thẳng dưới chân răng đến mặt cắn.
Hậu quả khi răng số 6 bị nứt
Răng bị nứt vỡ không thể tự lành lại được nên gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sinh hoạt; sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể của người bệnh. Hơn nữa, răng hàm số 6 đóng vai trò quan trọng nhất trên cung hàm; nên nếu không may chúng bị tổn thương, hư hỏng chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tác hại đầu tiên khi răng số 6 bị nứt gây ra đó là cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu; tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết nứt mà tình trạng này sẽ tăng giảm tương ứng. Trường hợp răng bị ê buốt kéo dài và vết nứt ngày càng lớn hơn sẽ khiến răng số 6 bị yếu đi; dễ bị gãy, mẻ, vỡ cho dù tác động ngoại lực không lớn. Hơn nữa, cảm giác đau buốt sẽ khiến bạn ăn uống khó khăn; không ngon miệng dẫn đến cơ thể bị suy nhược, sụt cân, giảm sức đề kháng; cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hay cáu gắt,…
Ngoài ra, vết nứt lớn có thể làm lộ ngà và tủy răng bên trong; gây ra cảm giác đau đớn vô cùng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, công việc và giấc ngủ. Đồng thời khe nứt, hở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng; dẫn đến những biến chứng nhiễm trùng răng, sốt, sưng nướu, hôi miệng,…
Cách điều trị nứt răng số 6 an toàn, hiệu quả
Điều trị răng số 6 bị nứt là việc làm hết sức cần thiết; nên tiến hành càng sớm càng tốt để chấm dứt các cơn đau nhức, ê buốt dai dẳng; đồng thời phòng tránh tối đa các biến chứng có thể xảy ra và bảo tồn được răng thật. Hơn nữa, điều trị nứt răng ở mức độ nhẹ, đơn giản còn giúp tiết kiệm được thời gian, công sức lẫn chi phí điều trị. Tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, tùy vào mức độ nứt răng số 6 cụ thể ở mỗi người; bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
Hàn trám răng số 6 bị nứt
Hàn trám răng là một cách điều trị nứt răng số 6 gây đau nhức ê buốt khá phổ biến hiện nay; được nhiều người lựa chọn do có chi phí rẻ, an toàn, thao tác đơn giản và thời gian nhanh chóng chỉ từ 15 – 30 phút.
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng (Amalgam, Composite, vàng, sứ, kim loại,…) để phục hình thẩm mỹ vào vị trí răng bị nứt vỡ; sau đó chiếu đèn Laser để làm miếng trám đông cứng lại, bám chắc vào thân răng. Từ đó đảm bảo chức năng nhai, tính thẩm mỹ cho răng; chấm dứt cảm giác đau nhức ê buốt và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công tối đa.
Bọc sứ cho răng số 6 bị nứt
Bọc răng sứ là giải pháp chữa răng số 6 bị nứt tối ưu nhất hiện nay; được đông đảo khách hàng lựa chọn vì đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật, tính thẩm mỹ hoàn hảo; thời gian thực hiện nhanh chóng và tuổi thọ sử dụng lâu bền lên đến 20 – 25 năm nếu được chăm sóc đúng cách. So với kỹ thuật hàn trám răng thì bọc răng sứ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn; do đó nếu vết nứt răng số 6 của bạn tương đối lớn thì đây chính là giải pháp vô cùng thích hợp, tối ưu nhất.
Với kỹ thuật bọc sứ cho răng nứt, đầu tiên bác sĩ sẽ mài răng với một tỷ lệ nhất định; sau đó lắp mão sứ (mão sứ kim loại hoặc mão toàn sứ) lên trên trụ răng, giúp khôi phục lại hình dáng, kích thước và màu sắc như ban đầu cho răng nứt. Trường hợp nếu răng số 6 bị nứt vỡ đến tận tủy răng; bác sĩ sẽ phải loại bỏ tủy hư trước khi tiến hành bọc răng sứ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng răng; đảm bảo kết quả điều trị đúng như mong đợi, ăn nhai chắc chắn cho khách hàng.
Xem thêm: Răng Sứ Cao Cấp Nhất Hiện Nay Là Loại Nào? Giá Bao Nhiêu?
Nhổ răng số 6 bị nứt nghiêm trọng
Nhổ răng cũng là một cách điều trị nứt răng số 6 gây đau nhức ê buốt; tuy nhiên đây được xem là giải pháp cuối cùng của bác sĩ. Thường chỉ định khi răng số 6 bị nứt, vỡ quá nặng, thân răng bị nứt đôi, vỡ thành mảng lớn gây chết tủy; hoặc tổn thương răng không thể phục hồi bằng kỹ thuật hàn trám răng, bọc răng sứ thông thường.
Sau khi nhổ răng xong, bạn nên trồng răng giả mới để đảm bảo chức năng ăn nhai; tính thẩm mỹ và ngăn chặn các biến chứng do mất răng lâu năm gây ra. Điển hình như tiêu xương hàm khiến khuôn mặt già trước tuổi, hàm răng xô lệch, sai khớp cắn; viêm khớp thái dương hàm, răng đối diện răng số 6 bị mất trồi xuống; chức năng ăn nhai suy giảm và gây hại cho hệ tiêu hóa, sức khỏe cơ thể,…
Hiện tại, bạn có thể lựa chọn trồng răng số 6 bằng kỹ thuật trồng răng implant, bắc cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp. Tuy nhiên, trồng răng implant được hầu hết bác sĩ khuyến khích nên thực hiện để đảm bảo kết quả điều trị tối ưu; khôi phục cả chân răng và thân răng, ăn nhai thoải mái; bảo tồn răng thật xung quanh và tuổi thọ sử dụng đến trọn đời (vĩnh viễn).
Xem thêm: Top 10 Nha Khoa Ở Quận Hoàn Kiếm Uy Tín
Cách chăm sóc răng bị nứt, bể, mẻ, vỡ tại nhà
Để phòng tránh tối đa những hậu quả khi răng số 6 nứt, bể, vỡ gây ra; chấm dứt cơn đau nhức dai dẳng và ăn nhai thoải mái hơn; thì bạn nên đến nha khoa sớm nhất có thể để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng và có hướng điều trị hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu như bạn chưa có thời gian để gặp bác sĩ ngay; thì nên lưu ý cách chăm sóc răng bị nứt, bể,… tại nhà mà Nha Khoa Á Châu gợi ý bên dưới; nhằm tránh tình huống răng số 6 bị nứt, tổn thương nghiêm trọng hơn.
Nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai nuốt
Khi răng đang bị nứt, vỡ thì bạn cần tránh nhai, cắn các thực phẩm cứng, dai, bởi sẽ làm tăng áp lực lên răng; khiến cho răng số 6 bị nứt trầm trọng hơn, điều trị tốn kém về sau. Lúc này, bạn nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố; sữa, món ăn được nấu chín kỹ,… và khi nhai nên tránh nhai ở vị trí răng bị nứt.
Dùng sáp nha khoa để che gờ răng sắc nhọn
Ở vị trí răng sứt mẻ, vỡ thường có các gờ sắt nhọn, lởm chởm; nên có thể gây tổn thương đến mô mềm trong khoang miệng như lưỡi, lợi. Vì vậy, để phòng tránh cảm giác đau khó chịu, tránh chảy máu mô mềm thì bạn nên dùng sáp nha khoa để che phủ lên chiếc răng này. Bạn có thể mua sáp nha khoa khá dễ dàng ở các hiệu thuốc; hoặc cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc răng miệng trên thị trường.
Hạn chế tối đa các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Bên cạnh những thực phẩm dai, cứng; thì đồ ăn quá nóng, lạnh bạn cũng nên tránh tối đa trong khoảng thời gian răng số 6 bị nứt, vỡ chưa được điều trị. Bởi răng tổn thương thường khá nhạy cảm với nhiệt độ và sẽ gây cảm giác đau buốt khó chịu. Từ đó khiến bạn ăn uống không ngon miệng; ảnh hưởng đến tinh thần, sinh hoạt và giấc ngủ hàng ngày.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Sau khi phát hiện răng số 6 bị nứt, vỡ thì bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để phòng viêm nhiễm; đồng thời giúp cho hơi thở thơm mát và giúp răng chắc khỏe hơn.
Xem thêm: Mất Răng Nên Làm Gì Để Đảm Bảo Khả Năng Ăn Nhai Tốt Nhất?
Sử dụng thuốc giảm đau
Trường hợp nếu răng số 6 bị nứt gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt quá khó chịu; tần suất thường xuyên, ảnh hưởng đến ăn nhai, sinh hoạt, giấc ngủ,…; thì bạn có thể chườm đá lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau không kê toa tại nhà; để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong lúc chờ gặp bác sĩ nha khoa để điều trị dứt điểm.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân nứt răng số 6 gây đau nhức ê buốt và cách điều trị an toàn, hiệu quả. Để được tư vấn và đặt lịch khám miễn phí tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu; quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0987 302 621 hoặc Inbox trực tiếp qua SMS, Zalo!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.