Mất răng ở người cao tuổi khiến cho các cụ ông, cụ bà ăn uống khó khăn, mất cảm giác ngon miệng; thậm chí về lâu dài còn ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, sức khỏe cơ thể. Vậy giải pháp cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng lâu năm như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu chi tiết nhé!
Tóm tắt nội dung
Vì sao người cao tuổi dễ bị mất răng?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tỷ lệ mất răng ở người già cao hơn người trẻ. Theo thời gian, sức khỏe của người cao tuổi sẽ yếu dần đi; những cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu lão hóa, trong đó có răng. Đây là một quy luật tự nhiên nên chúng ta chỉ có thể làm chậm quá trình này đi; chứ không thể ngăn chặn được.
Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc răng miệng không tốt sẽ khiến răng miệng không được bảo vệ ngay từ đầu; bị suy yếu từ trước đó. Khi trở về già, do sức đề kháng của cơ thể kém nên vi khuẩn có điều kiện tấn công mạnh mẽ hơn; từ đó gây ra tình trạng gãy, rụng răng.
Chế độ dinh dưỡng kém, không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng yếu và rụng đi ở người cao tuổi. Việc thiếu hụt canxi khiến răng yếu dần đi và dễ bị tổn thương; tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công mạnh mẽ gây sâu răng, nha chu, hôi miệng,…
Ngoài ra, rụng răng, mất răng ở người già cũng có thể do mắc phải những bệnh liên quan đến vấn đề về răng miệng; thường gặp nhất là: sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu,… lâu ngày không được chữa trị kịp thời.
Tác hại khi mất răng ở người cao tuổi
Mất răng không chỉ đơn thuần là tạo ra khoảng trống trên cung hàm; mất răng ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, hệ tiêu hóa, sức khỏe cơ thể bị suy giảm,… Cụ thể như sau:
Mất răng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt
Đây là một trong những tác hại dễ nhận biết nhất khi mất răng; đặc biệt khi bị mất răng cửa, răng nanh (nhóm răng phía trước). Điều này khiến cho người cao tuổi mất đi sự tự tin và vẻ đẹp nụ cười. Hơn nữa, rụng răng lâu năm sẽ gây tiêu xương hàm; khiến cho khuôn mặt bị hóp lại, da nhăn nheo chảy xệ, đẩy nhanh quá trình lão hóa da,…
Suy giảm khả năng ăn nhai hàng ngày
Thực tế dù mất răng ở vị trí nào trên cung hàm (trừ răng khôn) cũng ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai; trường hợp mất nhiều răng thì chắc chắn thực phẩm khó có thể được nghiền nát hoàn toàn trước khi đưa xuống dạ dày. Từ đó làm giảm cảm giác ngon miệng và ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa. Về lâu dài khiến người cao tuổi sụt cân, ốm yếu do có xu hướng ăn nhanh; không nhai kỹ và chỉ ăn thực phẩm mềm.
Mất răng gây tiêu xương hàm
Sau một thời gian mất răng, xương hàm sẽ dần tiêu biến đi và ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ cơ mặt; làm lõm nướu, hạ xoang,… Thậm chí còn gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm; đau đầu dai dẳng do bờ nướu mỏng dần.
Mất răng gây xô lệch các răng còn lại
Đây cũng là một tác hại nghiêm trọng do mất răng gây ra; ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ toàn bộ hàm răng. Sau khi răng mất đi sẽ để lại khoảng trống lớn, lúc này các răng còn lại sẽ có xu hướng đổ nghiêng về phía đó và gây xô lệch răng; lệch khớp cắn, thậm chí lung lay răng vã nguy cơ mất răng hoàn toàn có thể xảy ra.
Hơn nữa, răng đối diện của răng mất cũng sẽ trồi xuống; khiến răng dài ra hơn bình thường gây thẩm mỹ nụ cười và e ngại mỗi khi giao tiếp.
Ngoài ra, mất răng khiến các răng trên khung hàm không khít sát với nhau; lúc này vụn thức ăn dễ bị dắt lại, nếu không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tăng nguy cơ xảy ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu; viêm nha chu,… và tiếp tục mất các răng còn lại.
Vậy giải pháp cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng lâu năm như thế nào? Làm sao để ông bà, bố mẹ của chúng ta có thể ăn nhai một cách thoải mái; vui khỏe và hạnh phúc nhất? Câu trả lời sẽ được Nha Khoa Á Châu chia sẻ ngay sau đây!
Giải pháp cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng
Mất răng ở người già, người cao tuổi là điều khó tránh khỏi; do đó sau khi mất răng thì trồng răng giả chính là giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ cho các cụ. Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng được nhiều người cao tuổi ưa chuộng & lựa chọn nhất như sau:
Hàm giả tháo lắp
Đây là một giải pháp cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng khá phổ biến. Hàm giả tháo lắp có thể áp dụng linh hoạt cho nhiều trường hợp mất răng; bao gồm mất 1 hoặc nhiều răng, thậm chí toàn hàm. Thông thường chất liệu chế tác răng giả tháo lắp là bằng nhựa hoặc sứ được gắn trên nền hàm bằng nhựa dẻo hoặc cứng.
Ưu điểm của giải pháp trồng răng cho người già này đó là chất liệu an toàn cho sức khỏe; đảm bảo tính thẩm mỹ nụ cười tốt hơn, tháo lắp dễ dàng, vệ sinh thuận tiện và đặc biệt là chi phí rẻ; phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp còn tồn tại một số nhược điểm như: ăn nhai không được thoải mái do lực nhai yếu; sau một thời gian sử dụng có thể bị lỏng lẻo, thường phải thay mới sau 3 – 5 năm; có thể tổn thương nướu, tụt lợi nếu người cao tuổi không thăm khám định kỳ với bác sĩ.
Xem thêm: Mất Răng Nên Làm Gì Để Đảm Bảo Khả Năng Ăn Nhai Tốt Nhất?
Làm cầu răng sứ cho người lớn tuổi mất răng
Đây là cách cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng lên đến 80 – 90%. Sau khi phục hình có thể ăn nhai một cách thoải mái những thực phẩm yêu thích; không lo lỏng lẻo, rơi rớt ra ngoài như hàm giả tháo lắp.
Ưu điểm của cầu răng sứ có thể kể đến như: tính thẩm mỹ tự nhiên như răng thật, độ cứng chắc, chịu lực chịu nhiệt rất tốt; chi phí hợp lý và tuổi thọ sử dụng lâu bền, có thể đến 10 năm; hoặc hơn nếu chăm sóc đúng cách và sử dụng mão răng sứ chất lượng.
Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này đòi hỏi bác sĩ phải mài bớt men răng của 2 răng kế cận để làm trụ cầu. Nếu như mài răng quá nhiều, sai kỹ thuật có thể gây đau nhức, khó chịu dai dẳng, thậm chí lung lay răng.
Ngoài ra, không phải tất cả người cao tuổi nào cũng đảm bảo các răng kế cận răng mất khỏe mạnh, không bệnh lý. Vì vậy, để biết có nên bắc cầu răng sứ cho người cao tuổi hay không; thì bạn nên đưa bố mẹ hay ông bà mình thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ.
Xem thêm: Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao?
Cấy ghép implant cho người cao tuổi
Đây là phương pháp trồng răng giả cho người cao tuổi mất răng lâu năm hiệu quả tối ưu nhất; đồng thời đảm bảo an toàn và tuổi thọ sử dụng có thể đến trọn đời không cần thay thế. Cấu tạo răng implant gồm 3 phần: Trụ Titanium (trụ Implant), khớp nối Abutment và mão răng sứ.
Ưu điểm lớn nhất của cấy ghép implant mà 2 kỹ thuật hàm giả tháo lắp và bắc cầu răng sứ không thể có được đó là ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm; do trụ implant được bác sĩ cấy trực tiếp vào xương hàm, thay thế cho chân răng thật bị mất.
Hơn nữa, khả năng ăn nhai sau khi trồng răng implant lên đến 95 – 97%; giúp người cao tuổi có thể ăn uống thực phẩm một cách thoải mái; đặc biệt cảm giác ngon miệng hơn nhiều, tận hưởng cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc bên con cháu.
Với kỹ thuật này, bác sĩ chỉ cần mất từ 5 – 10 phút để hoàn thành 1 trụ Implant nhờ vào phần mềm 3D hiện đại và máng hướng dẫn thông minh. Hiện tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu còn ứng dụng công nghệ kỹ thuật số 4.0, hỗ trợ bác sĩ xác định chính xác vị trí và hướng cắm Implant; mà không cần phải thực hiện phẫu thuật lật vạt như trước kia. Đặc biệt, công nghệ này còn phù hợp đối với cả người bị cao huyết áp và mắc bệnh tiểu đường; nên được nhiều người cao tuổi lựa chọn.
Xem thêm: Kỹ Thuật Nâng Xoang Kín Và Nâng Xoang Hở Trong Cấy Implant
Cách phòng ngừa mất răng ở người cao tuổi
Bên cạnh tìm kiếm giải pháp cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng lâu năm? Thì cách phòng ngừa rụng răng, mất răng ở người cao tuổi được nhiều người quan tâm.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học không những giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng; mà còn giảm nguy cơ rụng, mất răng ở mỗi người, bao gồm người cao tuổi. Theo đó, gia đình bạn cần bổ sung nhiều canxi; tăng cường vitamin và các khoáng chất cho cơ thể thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày.
Gợi ý đến bạn những món ăn tốt cho sức khỏe răng miệng, cơ thể như: đạm (bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, ghẹ, sữa, đậu phụ,…); chất béo (dầu thực vật), vitamin và khoáng chất (trái cây, các loại rau xanh, củ quả), muối khoáng,…
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
– Người cao tuổi nên duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ; bằng cách chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có Fluor ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
– Lựa chọn bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp và chải nhẹ nhàng; kỹ lưỡng khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng.
– Không nên dùng tăm xỉa răng sau khi ăn bởi vì dễ gây mòn cổ răng, hở kẽ răng. Nếu không cẩn thận có thể đâm vào lợi chảy máu, dễ gây viêm lợi, sưng đau. Thay vào đó, người cao tuổi nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn mỗi ngày.
– Người lớn tuổi có thể sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng; hoặc nước muối sinh lý thường xuyên để loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn, mảng bám có trong kẽ răng, khoang miệng; từ đó giúp răng chắc khỏe và hạn chế tối đa sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,…
Xem thêm: Trồng Răng Implant Tức Thì: Điều Kiện Và Quy Trình Thực Hiện
Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần
Đây cũng là một cách phòng ngừa mất răng ở người cao tuổi hiệu quả nhất. Do người cao tuổi thường hay gặp phải các bệnh lý răng miệng so với người trẻ; thế nên việc thăm khám nha khoa định kỳ là vô cùng cần thiết (3 – 6 tháng/lần) để bác sĩ kiểm tra; tiến hành cạo vôi răng và điều trị kịp thời các bệnh về nha chu, sâu răng, viêm nướu,…; tránh rụng răng, mất răng hàng loạt cho người cao tuổi.
Hi vọng với chia sẻ của Nha Khoa Á Châu đã giúp bạn tìm được giải pháp cải thiện khả năng nhai cho người cao tuổi mất răng lâu năm. Mọi thắc mắc về dịch vụ làm hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ hay trồng răng implant cho người cao tuổi; quý khách hãy bấm số Hotline: 0987 302 621 hoặc Inbox qua SMS, Zalo để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.