Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao?

5/5 - (5 bình chọn)

Răng vỡ, mất răng nhưng còn chân răng là tình trạng khá thường gặp ở nhiều người; nếu không xử lý sớm có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể của người bệnh. Vậy phải làm sao để khắc phục tình huống này? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu chi tiết nhé!

Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao? - ảnh 1
Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao?

Răng vỡ, mất răng nhưng còn chân răng là gì?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất thế giới; nguyên nhân chính là do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng không đúng cách của người bệnh. Đây thực chất là tình trạng các mô cứng của răng bị vi khuẩn tấn công; mất dần theo thời gian và tạo thành lỗ trên bề mặt răng.

Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao? - ảnh 2
Răng vỡ, mất răng nhưng còn chân răng là gì?

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết sâu răng phát triển theo từng giai đoạn; tiến triển từ nhẹ cho đến nặng. Dấu hiệu nhận biết sâu răng nhẹ là xuất hiện những vết đen li ti và trên bề mặt răng có lỗ nhỏ. Các lỗ sâu này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dần trở nên nặng hơn; lớn dần và cơn đau nhức răng sẽ bắt đầu xảy ra với tần suất ít đến nhiều.

Khi tình trạng sâu răng tiến triển nặng hơn, các mảnh vụn trên bề mặt răng sẽ ngày càng lớn hơn; mức độ tổn thương nghiêm trọng và tất nhiên là răng sẽ bị vỡ, sứt, mẻ và mất thân răng nhiều hơn, thậm chí chỉ còn sót lại mỗi chân răng.

Những trường hợp mất răng còn chân răng phải trồng răng giả

Thực tế có nhiều nguyên nhân khiến răng và chân răng bị vỡ, gãy, hư hỏng,… trong đó phổ biến nhất là do tai nạn; chấn thương và do bệnh lý sâu răng nặng. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp mất răng chỉ còn chân răng cần làm răng giả.

Bệnh nhân gặp tai nạn, chấn thương nặng làm gãy răng

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều người không may gặp phải tai nạn, chấn thương khiến cho răng bị gãy vỡ; ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt. Mặc dù có thể chân răng của bệnh nhân lúc này vẫn còn khỏe, không bệnh lý. Thế nhưng, nếu mức độ tổn thương đáng kể, phần mô răng còn lại từ các răng gần nướu sẽ khó phục hồi. Lúc này cách điều trị hiệu quả nhất đó là nhổ chân răng thật và thay thế bằng răng giả.

Bệnh nhân bị sâu răng nặng không thể điều trị thông thường

Trường hợp răng bị sâu nặng, ăn sâu vào tủy răng dẫn đến viêm tủy răng, nhiễm trùng vùng chóp,… sẽ không thể giải quyết triệt để bằng các kỹ thuật điều trị thông thường. Theo đó, bác sĩ cần phải nhổ răng sâu nặng và chỉ định cho bệnh nhân trồng lại răng mới.

Xem thêm: 12 Bệnh Lý Về Răng Miệng Thường Gặp

Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao? - ảnh 3
Bệnh nhân bị sâu răng nặng không thể điều trị thông thường cần nhổ bỏ và trồng lại răng mới.

Biến chứng nguy hiểm khi răng vỡ, mất răng chỉ còn chân răng

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, tình trạng răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng, răng bị gãy còn chân răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng thể lẫn tinh thần, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Cụ thể như sau:

Răng mất hoàn toàn chức năng ăn nhai

Khi thân răng không còn nữa, chỉ còn sót lại chân răng thì sẽ không thể đáp ứng chức năng ăn nhai của chiếc răng đó nữa. Lúc này, quá trình ăn uống của bạn sẽ suy giảm đáng kể so với khi hàm răng còn đầy đủ như ban đầu.

Răng sâu chỉ còn chân răng gây viêm nhiễm ổ răng, hôi miệng

Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hại khi răng bị sâu hỏng, chỉ còn chân răng. Khi sâu răng nặng hay răng bị vỡ, gãy sẽ tạo ra các hốc; lỗ trống lớn khiến thức ăn dễ bị giắt vào gây hôi miệng, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.

Mặt khác, răng bị vỡ, mẻ, gãy, phần nướu giữa các răng rất dễ bò vào lấp kín hố sâu răng; lúc này nướu rất dễ bị sưng tấy và chảy máu do ma sát trong quá trình ăn nhai, đồng thời dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Viêm nhiễm tủy răng và vùng chóp

Khi sâu răng ăn sâu vào tủy răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu; hơn nữa tủy răng bị nhiễm trùng ăn sâu vào vùng chóp răng dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng chóp. Lúc này, nướu bên cạnh răng bị vỡ và sưng tấy, tạo thành ổ abscess chóp răng.

Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao? - ảnh 4
Răng vỡ, mất răng nhưng còn chân răng nếu không điều trị sớm có thể gây viêm nhiễm tủy răng và vùng chóp.

Ảnh hưởng các răng xung quanh

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến chính nó; răng sâu hỏng nặng chỉ còn chân răng còn lây lan tình trạng viêm nhiễm sang các răng lân cận. Tùy vào mức độ lây lan của viêm nhiễm, các răng xung quanh có thể được phục hình để giữ lại hoặc phải nhổ dẫn đến mất nhiều răng trên cung hàm.

Phá hủy xương hàm, tổn thương dây thần kinh

Biến chứng này xảy ra do ổ nhiễm trùng lan rộng từ chỏm xương hàm; gây viêm nhiễm lan sang các mô mềm và mô lân cận. Thậm chí dẫn đến u nang lớn phá hủy cấu trúc xương hàm và rời khỏi xương hàm. Nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh, mạch máu.

Xem thêm: Hối Hận Khi Trồng Răng Implant Giá Rẻ

Cách xử lý tình trạng mất răng nhưng còn chân răng

Dù cho thế nào thì răng thật vẫn là răng tốt nhất; thế nhưng nếu răng vỡ, mất răng chỉ còn sót lại chân răng thì việc điều trị giữ lại khá phức tạp; đòi hỏi bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị. Tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, tùy vào tình trạng chân răng và mức độ viêm nhiễm ở đầu chân răng ở mỗi bệnh nhân; mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả tối ưu nhất.

Trường hợp chân răng còn tốt

Sau khi kiểm tra nếu bác sĩ nhận thấy chân răng của bệnh nhân còn ổn; đồng thời nhiễm trùng vùng chóp chưa lan rộng, thì phương án điều trị có thể áp dụng như sau:

– Nếu chân răng còn dài thì mô răng thật còn > ½ răng: Bác sĩ sẽ chỉ định trám răng bằng chất liệu chuyên dụng (amalgam, composite, sứ, vàng,…). Bạn nên chọn chất liệu trám composite, bởi vì màu sắc của miếng trám tương đồng với ngà răng thật, không sợ bị lộ miếng trám.

Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao? - ảnh 5
Nếu chân răng còn dài thì mô răng thật còn > ½ răng, bác sĩ thường chỉ định trám răng.

– Nếu chân răng còn dài thì mô răng thật vẫn còn ⅓ – ½ răng: Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này đó là bọc răng sứ. Phần cùi thật còn lại đủ diện tích để làm trụ cho mão sứ bên ngoài. Đây là phương pháp phục hình răng bị gãy, sâu hỏng nặng hiệu quả; đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hoàn hảo, tuổi thọ kéo dài nhiều năm.

Trường hợp chân răng không còn tốt

Nếu như bác sĩ kiểm tra thấy chân răng quá yếu; viêm nhiễm lan rộng và không thể áp dụng các kỹ thuật như trám răng, bọc răng sứ. Lúc này bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ bỏ răng và trồng lại chiếc răng mới.

Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao? - ảnh 6
Nếu như bác sĩ kiểm tra thấy chân răng quá yếu, viêm nhiễm lan rộng bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng.

Tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính và tình trạng răng hiện tại của mỗi người; bác sĩ sẽ tư vấn kỹ thuật trồng răng sứ hoặc trồng răng implant. Tuy nhiên, trồng răng implant là giải pháp làm răng giả tốt nhất; bởi khắc phục cả thân răng và chân răng có chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cao như răng thật, tuổi thọ sử dụng vĩnh viễn.

Xem thêm: Review Trồng Răng Implant

Quy trình phục hình mất răng chỉ còn chân răng

Thực tế không phải tất cả trường hợp răng vỡ, mất răng nhưng còn chân răng đều phải nhổ bỏ. Quá trình phục hình cần dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao? - ảnh 7
Quy trình phục hình mất răng chỉ còn chân răng

Đối với các răng còn tốt có 1 chân răng

Trường hợp răng còn 1 chân răng nhưng vẫn còn ổn, ổ nhiễm trùng chưa lan rộng bác sĩ sẽ tiến hành 4 bước sau đây:

– Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng xung quanh chân răng; mục đích để loại bỏ phần nướu thừa bao phủ chân răng và đảm bảo an toàn khi điều trị.

– Bước 2: Tiếp theo, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ phần tủy bị viêm ở từng chân răng bằng thiết bị chuyên dụng; sau đó làm sạch ống tủy và trám bít ống tủy bằng vật liệu trám nha khoa.

– Bước 3: Tùy theo mô cứng của răng vỡ còn lại nhiều hay ít; mà bác sĩ sẽ chỉ định phục hình lại mão sứ để răng chắc khỏe và ăn nhai tốt hơn.

– Bước 4: Cuối cùng bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ bên trên răng sâu hỏng, vỡ mẻ để bảo vệ chúng tối đa.

Xem thêm: Răng Sứ Giá 4 Triệu Là Loại Nào? Có Tốt Không?

Đối với các răng còn tốt có nhiều chân răng

Trường hợp răng hàm có nhiều chân răng; thông thường bác sĩ sẽ giữ lại một chân răng của bệnh nhân để làm khung cho việc đeo mão. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các bước như sau:

– Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chia tách các chân răng.

– Bước 2: Tiếp theo, bác sĩ nhổ bỏ chân răng không thể giữ lại được bằng thiết bị chuyên dụng.

– Bước 3: Bác sĩ xử lý tủy phần chân răng được giữ lại; đồng thời tạo trụ tái tạo thân răng, chụp bọc hoặc bắc cầu răng để đảm bảo chức năng ăn nhai bền vững.

Đối với các răng không còn tốt

Trường hợp bác sĩ kiểm tra thấy chân răng của bệnh nhân quá yếu, nhiễm trùng lan rộng; thì giải pháp tối ưu nhất lúc này là nhổ bỏ răng và trồng lại răng mới.

– Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ nhổ bỏ chân răng và cạo sạch phần chân răng bị viêm nhiễm; mục đích để tránh viêm nhiễm lan rộng hơn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn sau.

– Bước 2: Tạo răng giả thay thế răng đã mất để phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho hàm răng (có thể trồng răng sứ bắc cầu hoặc cấy ghép implant tùy nhu cầu bệnh nhân).

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về răng vỡ, mất răng nhưng còn chân răng phải làm sao? Mọi thắc mắc cần được giải đáp về dịch vụ trám răng, bọc răng sứ, bắc cầu răng sứ hoặc trồng răng implant; quý khách hãy bấm số Hotline: 0987 302 621 hoặc Inbox qua SMS, Zalo để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

CHUYÊN GIA TRÊN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tel SMS
    Contact Me on Zalo