Mewing là một cách cải thiện gương mặt không xâm lấn được rất nhiều người ưa chuộng; không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hiện một số thông tin trên interner, diễn đàn làm đẹp, mạng xã hội truyền tai nhau tập mewing giúp nâng cao mũi; xương hàm, thon gọn mặt,… Nhưng sự thật mewing có giúp mũi cao không? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm câu trả lời chuẩn nhé!
Tóm tắt nội dung
Mewing là gì?
Thực tế Mewing là kỹ thuật tập luyện không xâm lấn, được nghiên cứu bởi Bác sĩ John Mew giúp cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt bằng cách đặt lưỡi đúng vị trí; có thể xem đây là thủ thuật hot trend được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ.
Theo như chia sẻ của John Mew và con trai của ông là Mike Mew; họ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Mewing giúp cho gương mặt trở nên thon gọn hơn, nâng cao sống mũi và phần xương hàm nếu bạn kiên trì tập luyện nó đúng cách. Sau một thời gian, các đường nét trên khuôn mặt trở nên rõ ràng; thanh thoát và giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Hiểu một cách đơn giản, Mewing là một bài tập làm thay đổi điểm đặt của toàn bộ lưỡi lên vòm hàm trên; từ đó giúp xương hàm trên được đẩy ra phía trước và làm mặt của bạn có chiều sâu hơn, mũi trông cao hơn. Giải pháp này không xâm lấn cơ thể, an toàn và có thể tập luyện ngay tại nhà; không tốn kém chi phí nên rất được ưa chuộng hiện nay.
Khi đang ở trạng thái nghỉ, các cơ vùng mặt bao gồm cả lưỡi đều thả lỏng; đồng nghĩa với toàn bộ lưỡi sẽ hạ xuống. Khi tập Mewing lưỡi của người tập phải áp sát toàn bộ chiều dài lưỡi (thân lưỡi và đầu lưỡi) lên vòm miệng xương hàm trên và tuyệt đối không được chạm lưỡi vào mặt sau răng cửa. Ngoài ra, bạn cũng cần cố gắng giữ trạng thái này liên tục trong suốt thời gian khép miệng để đảm bảo hiệu quả.
Tác dụng của việc tập Mewing đúng cách
Để tìm được câu trả lời chuẩn về mewing có giúp mũi cao không, mewing có giúp mũi nhỏ lại hay không; bạn nên hiểu rõ về tác dụng của việc tập mewing. Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết tập mewing nếu được thực hiện đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích; có thể thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt và cải thiện tình trạng đường hô hấp tốt hơn; đảm bảo cơ thể khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số lợi ích sau khi tập mewing mang lại, bạn có thể tham khảo:
Tập mewing đúng cách giúp nâng cao mũi
Thực tế khi tập Mewing thì nhờ tác động của lưỡi giúp cấu trúc xương hàm sau mũi đẩy lên cao và ra phía trước nên khiến mũi trông cao hơn và hài hòa hơn. Ngoài ra, đường thở của bạn cũng sẽ được mở rộng, thông thoáng; từ đó sẽ cải thiện tốt các tình trạng viêm mũi, viêm xoang, thoải mái về mặt tinh thần cũng như sức khỏe đường hô hấp.
Nâng cao xương hàm, thon gọn mặt
Mewing đúng cách sẽ giúp khuôn mặt của bạn có chiều sâu hơn; các đường nét trở nên thon gọn và thanh thoát hơn ban đầu. Bên cạnh đó, xương hàm lúc này cũng được mở rộng hơn; nâng cao lên và đưa ra trước giúp cải thiện tình trạng cằm lẹm và khả năng nhai hiệu quả.
Mewing giúp thở đúng cách
Một trong những tác dụng của tập Mewing nữa đó là giúp bạn thở đúng các và nâng cao sức khỏe cơ thể. Mewing giúp bạn hít thở bằng đường mũi và loại bỏ thói quen xấu thở bằng miệng. Thở đúng cách còn loại bỏ bụi bẩn trước khi vào phổi; tránh tình trạng biến dạng và răng hô thứ phát hiệu quả.
Thực tế xương mặt của mỗi người không phải là một vật thể nguyên khối; mà được cấu tạo bởi xương, khớp và các sụn nhỏ nên có thể thay đổi khi tác động lên chúng. Vì vậy, chỉ cần bạn tập Mewing đúng cách và có sự kiên trì thì chắc chắn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt đúng như mong đợi. Từ đó giúp thăng hạn nhan sắc, tự tin hơn trong giao tiếp với những người xung quanh và có nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống.
Tập Mewing có giúp mũi cao không?
Sở hữu một chiếc mũi cao để có góc nghiêng thần thánh là điều mà ai ai cũng ao ước; thế nhưng việc nâng mũi bằng phẫu thuật hay các giải pháp xâm lấn khác vẫn tiềm ẩn những rủi ro, tốn kém chi phí. Vì vậy, nhiều người hi vọng bài tập Mewing có thể giúp họ nâng mũi cao một cách tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên, sự thật mewing có giúp mũi cao không? tập mewing có giúp mũi thon gọi lại?
Theo như chia sẻ của 2 cha con Bác sĩ John Mew (người nghiên cứu ra phương pháp Mewing) thì tập Mewing có thể làm mũi cao hơn; bởi sau khi tập luyện Mewing đúng cách thì hàm dưới sẽ được nâng lên; xương hàm trên được đẩy ra trước và lên trên. Lúc này, toàn bộ mũi sẽ được đẩy cao hơn ra phía trước nên trông mũi của bạn sẽ cao hơn rõ rệt so với ban đầu; đồng thời gương mặt cũng sẽ trở nên thanh thoát, cân đối hơn. Đặc biệt, đường thở sẽ được mở rộng và cải thiện tốt các bệnh lý về mũi như viêm mũi, viêm xoang.
Tập Mewing như thế nào là đúng cách?
Để đạt được kết quả mũi cao lên đúng mong đợi và đảm bảo an toàn với phương pháp Mewing; thì bạn phải có cách tập mewing mũi cao đúng cách như sau:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy ngậm miệng lại, thả lỏng toàn bộ cơ thể và giữ cột sống cổ thẳng.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn đặt thân lưỡi và đầu lưỡi lên vòm hàm trên; canh sao cho vị trí đầu lưỡi cách phần lợi (chân răng) của 2 răng cửa hàm trên khoảng 1cm. (Chú ý không được chạm đầu lưỡi vào mặt sau răng cửa vì có thể làm răng cửa đẩy ra phía trước; dẫn đến tình trạng răng bị hô vẩu, chìa mất thẩm mỹ).
– Bước 3: Áp sát toàn bộ phần thân và đầu lưỡi lên vòm miệng phía trên và bạn cần đảm bảo 2 môi khép chạm nhau; răng trên và dưới không cắn chặt vào nhau.
– Bước 4: Sau đó, bạn cần giữ nguyên vị trí này trong vài phút và tăng dần thời gian lên 30 phút; cuối cùng là toàn bộ thời gian miệng nghỉ trong ngày.
Lưu ý trong quá trình tập Mewing, bạn phải thở hoàn toàn bằng lỗ mũi; nếu như thở bằng miệng thì có nghĩa là bạn đang tập sai cách; đồng nghĩa với việc không đem lại kết quả vừa có thể gây biến dạng khuôn mặt, đau hàm thường xuyên,…
Đối tượng nào nên tập Mewing?
Sở dĩ tập Mewing trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng; bởi nó đem lại hiệu quả rõ rệt nếu như bạn tập luyện đúng cách và có sự kiên trì. Thực tế đã có không ít người sau khi tập Mewing thì mũi cao hơn đúng như ý muốn; khuôn mặt có sự thay đổi tích cực, trở nên thon gọn cân đối hơn, tự tin trong giao tiếp. Dưới đây là những đối tượng có thể áp dụng phương pháp Mewing đem lại hiệu quả:
– Người có thói quen đẩy lưỡi và thở bằng miệng thường xuyên (có thể do viêm xoang, viêm mũi)
– Người có hàm dưới bị thụt vào bên trong.
– Trường hợp bị móm ở hàm trên.
– Người có tình trạng răng bị hô vẩu, hô hàm.
Xem thêm: Cách Nhận Biết Góc Nghiêng Bị Hô Vẩu Đơn Giản Nhất
Đối tượng nào không nên tập Mewing?
Mặc dù Mewing có thể giúp bạn sở hữu khuôn mặt đẹp, cân đối và mũi cao hơn; thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện phương pháp này đem lại hiệu quả. Thực tế đã có một số trường hợp tập Mewing không cải thiện được khuôn mặt; mà trái lại còn làm chúng bị biến dạng, hô vẩu, lệch, đau hàm, thâm đen quanh ổ mắt,… Dưới đây là 2 trường hợp không nên tập Mewing, bạn có thể tham khảo:
Răng móm (khớp cắn ngược)
Đây là trường hợp không nên tập Mewing bởi không thể đem lại kết quả như mong muốn. Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết khớp cắn ngược xuất phát từ nguyên nhân hàm dưới phát triển quá mức so với hàm trên. Trong khi đó, tập Mewing chỉ có tác dụng với hàm trên nhiều hơn hàm dưới; nên nếu thực hiện chỉ khiến bạn tốn thêm thời gian, không hiệu quả; thậm chí còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt.
Đối với tình trạng răng móm (khớp cắn ngược) thì lời khuyên dành cho bạn là nên gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt; để được thăm khám, kiểm tra và có giải pháp điều trị phù hợp; từ đó mang lại kết quả tối ưu nhất dành cho bạn.
Răng mọc chen chúc
Nếu bạn có tình trạng răng mọc chen chúc thì cũng không nên áp dụng phương pháp Mewing. Nguyên nhân khiến răng mọc chen chúc phần lớn là do hình thể giữa các răng bị lệch chuẩn, 2 hàm bất đối xứng; đồng thời sai lệch về trục răng khiến cho răng mọc sai vị trí.
Trong khi đó, kỹ thuật tập luyện Mewing chỉ tập trung vào thay đổi và mở rộng cung hàm trên; dần dần đưa hàm trên lên trên và ra trước thông qua việc đặt lưỡi đúng cách. Thế nên, Mewing sẽ không thể cải thiện được tình trạng răng này; bạn nên thăm khám cùng bác sĩ răng hàm mặt để được tư vấn phương án điều trị phù hợp.
Một số lưu ý quan trọng khi tập Mewing tại nhà
Sau khi biết được Mewing có giúp mũi cao không thì chắc hẳn bạn cũng muốn bắt tay vào thực hiện ngay đúng không nhỉ? Tuy nhiên, tập Mewing cần được thực hiện đúng cách nếu không sẽ không đem lại hiệu quả; thậm chí còn gây tác dụng ngược. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp nhất ở người mới bắt đầu tập mewing; bạn nên đọc kỹ để tránh mắc sai lầm tương tự:
Đặt tư thế lưỡi sai
Đây được xem là lỗi sai cơ bản và hay gặp nhất khi tập Mewing mà bạn nên chú ý. Nếu như bạn chỉ chạm phần đầu lưỡi thay vì đặt toàn bộ thân lưỡi và gốc lưỡi lên vòm trên; thì việc tập luyện sẽ không đem lại hiệu quả, tốn thời gian công sức.
Thở bằng miệng
Thói quen thở miệng có thể gặp ở trẻ em lẫn người trưởng thành. (Đặc biệt người mắc các bệnh lý về đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang; viêm amidan, lệch vách ngăn mũi,…).
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, thở bằng miệng là hoàn toàn không tốt; nó có thể thay đổi cấu trúc khuôn mặt, má hóp lại, hàm trên hô ra nếu xảy ra trong thời gian dài.
Một trong những công dụng chính của tập Mewing đó là thay đổi triệt để thói quen này. Do đó, nếu trong quá trình tập Mewing mà bạn thở bằng miệng thì chắc chắn không mang lại hiệu quả.
Biến chứng khi tập Mewing sai cách
Theo khảo sát hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang áp dụng tập mewing cho mũi cao, thon gọn hàm mặt,… Tuy nhiên nếu như tập luyện sai cách thì có thể sẽ đối mặt với một số biến chứng sau:
– Gây biến dạng khuôn mặt, thường gặp nhất là tình trạng hàm dưới bị kéo lại phía sau hoặc tụt xuống dưới. Hơn nữa, vùng cằm cũng bị tác động nên gây mất cân đối khuôn mặt và cả cung hàm.
– Tập mewing sai cách sẽ khiến cho phần dưới cằm bị yếu hơn hẳn so với trước khi tập.
– Ảnh hưởng xấu tới vùng cơ đầu cổ dẫn đến các triệu chứng như đau cơ cổ sau khi ngủ dậy; ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sinh hoạt, thậm chí còn gây mất ngủ; cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
– Mewing sai cách gây ra tình trạng đau hàm thường xuyên vô cùng khó chịu.
– Xuất hiện tình trạng thâm đen quanh ổ mắt mất thẩm mỹ; trông thiếu sức sống do sự mệt mỏi nhóm cơ đầu.
– Ngoài ra, mewing sai cách còn có thể khiến cho các khiếm khuyết trên khuôn mặt trở nên nghiêm trọng hơn; tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc điều trị về sau.
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà tập Mewing mang lại cho chúng ta. Thế nhưng để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt, không xảy ra những rủi ro biến chứng tối đa; bạn cần tìm đến các chuyên gia, bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm để được hướng dẫn cách tập Mewing đúng cách, khoa học nhất.
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về phương pháp Mewing
Bên cạnh những thắc mắc như: mewing có giúp mũi cao không, mewing mũi cao đúng cách như thế nào; lợi ích tập mewing là gì, rủi ro khi tập mewing sai cách,… Thì vẫn còn khá nhiều câu hỏi mà Nha Khoa Quốc Tế Á Châu nhận được từ rất các bạn trong thời gian gần đây.
Tôi nên tập Mewing bao nhiêu phút một ngày?
Trả lời: Bạn nên tập Mewing ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi ngày trong thời gian đầu mới làm quen. Sau đó có thể tăng dần thời gian tập lên 40, 50 phút; thậm chí lâu hơn nếu bạn đã đặt lưỡi đúng cách.
Tôi có thể vừa tập Mewing vừa ngủ hay không?
Trả lời: Nếu như bạn có sự tập luyện Mewing đều đặn mỗi ngày thì tư thế lưỡi trong phương pháp này sẽ trở nên quen dần. Khi đó, việc đặt đúng vị trí lưỡi đã như một thói quen thì lúc này bạn hoàn toàn có thể vừa Mewing vừa ngủ. Nếu bạn chưa tự tin hoặc chưa chắn chắn thì chỉ nên thực hiện khi đang còn thức.
Độ tuổi nào thích hợp để tập Mewing?
Trả lời: Tập Mewing nên được thực hiện sớm càng tốt; nếu có thể bạn hãy áp dụng khi còn là một đứa bé để có thể quen dần và thích nghi tốt hơn. Tuy nhiên, thanh thiếu niên hoặc người lớn, trưởng thành nếu tập Mewing đúng cách vẫn có thể mang lại hiệu quả đúng như mong đợi.
Tại sao tôi hay bị mỏi lưỡi khi Mewing?
Trả lời: Tình trạng hay bị mỏi lưỡi khi tập Mewing khá thường gặp; đặc biệt ở những người mới bắt đầu tập, bởi phương pháp này cần nhiều lực đẩy từ lưỡi. Tuy nhiên, sau môt thời gian làm quen (khoảng một vài tuần) thì cảm giác này sẽ biến mất.
Tôi cần tập Mewing bao lâu thì mới có kết quả?
Trả lời: Tập Mewing không thể đem lại kết quả một sớm một chiều; mà bạn cần phải có sự kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày. Trung bình thời gian để thấy rõ sự thay đổi của tổng thể gương mặt; mũi cao hơn thì mất khoảng từ 8 tháng.
Hi vọng chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu đã giúp bạn tìm được đáp án: tập mewing có giúp mũi cao không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về Mewing; quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0987 302 621 hoặc Inbox trực tiếp qua SMS, Zalo để được tư vấn miễn phí!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.