Bạn bị đau nhức răng dữ dội, xuất hiện mùi hôi khó chịu; hoặc răng bị gãy, vỡ do va chạm, chấn thương làm lộ tủy răng, răng bị sâu hỏng nặng,… khi thăm khám thì được bác sĩ chỉ định điều trị tủy răng. Vậy lấy tủy răng là gì? Tại sao phải lấy tủy răng lần 2? Lấy tủy răng lần 2 có đau không? Lấy tủy răng bao nhiêu lần mới xong? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Lấy tủy răng là gì?
Để biết được lấy tủy răng lần 2 có đau không; bao nhiêu lần mới xong thì bạn cần hiểu rõ kỹ thuật lấy tủy răng là gì. Thực tế điều trị tủy răng là một thủ thuật trong nha khoa để loại bỏ vi khuẩn khỏi ống tủy bị nhiễm trùng; ngăn ngừa tái nhiễm trùng răng và bảo tồn răng tự nhiên.
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết với kỹ thuật này; tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ được loại bỏ hoàn toàn và bên trong răng được làm sạch, khử trùng kỹ lưỡng; sau đó trám bít và hàn kín răng bằng các vật liệu chuyên dụng.
Tâm lý sợ đau, sợ ê buốt, lo lắng khi điều trị tủy răng xuất hiện ở nhiều người; đặc biệt những bạn có cơ địa nhạy cảm, khả năng chịu đau kém,… Vậy sự thật lấy tủy răng có đau không?
Điều trị tủy răng có đau không?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ khi tủy răng bị viêm nhiễm sẽ không thể tự lành; quá trình này có thể triển triển mạnh và dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội hơn, sưng mặt và cổ, áp xe răng; tiêu xương quanh chân răng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể xâm nhập vào máu; gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân. Vì vậy, việc điều trị tủy răng kịp thời khi chúng đang gặp vấn đề là vô cùng quan trọng.
Trong quá trình lấy tủy răng có đau không?
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ nha khoa thì quá trình chữa tủy răng hoàn toàn không đau; mà còn diễn ra hết sức nhẹ nhàng và nhanh chóng. Mặt khác, trong quá trình lấy tủy răng bác sĩ đã sử dụng thuốc gây tê nên bạn chỉ thấy hơi cứng hàm đôi chút; chứ không khó chịu hay đau nhức, ê buốt như bạn vẫn nghĩ.
Ngoài ra, nếu tay nghề bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm; thực hiện đúng kỹ thuật và sử dụng liều lượng thuốc tê vừa đủ; thì điều trị tủy răng diễn ra hoàn toàn thoải mái, không đau.
Cảm giác sau khi điều trị tủy răng
Sau khi lấy tủy răng xong, đồng nghĩa với việc đã loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn; viêm nhiễm và chấm dứt tình trạng đau nhức, ê buốt dữ dội trước đó cho bạn.
Thông thường, sau khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ sau điều trị tủy răng; bạn có thể sẽ có cảm giác răng hơi ê nhẹ; bởi vì lúc này vật liệu trám còn mới và cần thời gian để thích ứng hoàn toàn với môi trường răng miệng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất nên không ảnh hưởng gì đến tinh thần hay sinh hoạt của bạn; thế nên bạn đừng quá lo lắng về vấn đề lấy tủy răng có đau không nữa nhé.
Tuy nhiên, trường hợp nếu sau khi lấy tủy răng và xuất hiện cơn đau nhức khó chịu; thậm chí sưng hay có mủ thì có thể do bác sĩ lấy tủy chưa sạch; hoặc có sai sót trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng đến các mô mềm. Lúc này, bạn cần quay trở lại nha khoa ngay để bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp nhất.
Với trường hợp lấy tủy răng lần 2 có đau không?
Thực tế lấy tủy răng lần 2 cũng sẽ không đau và thoải mái nếu như tủy răng đã được điều trị đúng cách và triệt để. Tuy nhiên, trường hợp vi khuẩn vẫn còn sót lại; viêm nhiễm vẫn chưa hết hoàn toàn thì tình trạng đau nhức vẫn có thể tiếp diễn. Nguyên do bởi vì tủy răng là một bộ phận nuôi dưỡng; có chức năng cảm nhận và dẫn truyền cảm giác tác động lên răng. Thế nên, nếu tủy răng đã được diệt hoàn toàn; thì có nghĩa chiếc răng đó sẽ không còn bất kỳ cảm giảm gì.
Ngoài ra, tương tự như lần lấy tủy răng thứ nhất; trước khi điều trị tủy răng lần 2 bác sĩ cũng sẽ tiến hành gây tê cục bộ trước; có thể cung cấp thuốc an thần nha khoa (nếu cần). Thế nên cảm giác đau, khó chịu trong lúc điều trị là không đáng kể; chỉ hơi nhói nhẹ lúc bị can thiệp sâu xuống dưới chân ống tủy (vấn đề này không là gì so với tủy răng bị viêm nhiễm gây đau nhức trước đó cho bạn); nên bạn có thể yên tâm thực hiện.
Tại sao phải lấy tủy răng lần 2?
Nhiều bạn có thắc mắc vì sao phải lấy tủy răng lần 2? Cần thực hiện mấy lần mới xong? Thực tế với phương pháp truyền thống thì bạn có thể phải cần điều trị tủy răng từ 2 – 3 lần thì mới hoàn tất hoàn toàn, triệt để.
Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà số lần lấy tủy răng ở mỗi người có thể sẽ chênh lệch; ví dụ như ở răng ít chân, ít ống tủy thì số lần điều trị sẽ ít hơn so với răng nhiều chân.
Thông thường ở lần đầu tiên điều trị tủy răng; bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần hư hại của răng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn; định hình ống chân răng để giúp đảm bảo công đoạn trám bít ống tủy sau đó thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết để có thể diệt sạch vi khuẩn triệt để, không tái phát; thì một vài loại thuốc giúp khử trùng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sẽ được đặt vào trong răng của bệnh nhân. Do đó, lúc này bạn cần chờ khoảng 1 tuần để tiếp tục lấy tủy răng lần 2.
Ở cuộc hẹn lấy tủy răng lần 2, nếu bác sĩ kiểm tra thấy vi khuẩn vẫn chưa được làm sạch hoàn toàn; cơn đau nhức có thể vẫn kéo dài; thì bắt buộc phải làm sạch tủy răng tiếp tục đến khi răng sạch hẳn mới tiến hành kỹ thuật hàn trám răng; hoặc bọc răng sứ (theo nhu cầu của bệnh nhân).
Một số lý do bác sĩ chỉ định lấy tủy răng lần thứ 2 trở lên
– Răng cần điều trị không thể được xử lý nhanh do có nhiều ống tủy dị thường.
– Ống tủy bên trong răng bị cong; không lấy được hết tủy trong 1 lần thực hiện.
– Mức độ viêm tủy răng cụ thể ở mỗi người quyết định đến số lần điều trị tủy.
– Cách bảo vệ răng của bệnh nhân sau khi điều trị hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.
Lấy tủy răng mấy lần mới xong?
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, điều trị tủy răng mấy lần mới xong còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau; điển hình như tình trạng tủy răng, số lượng ống tủy, mức độ viêm tủy răng cụ thể ở mỗi người. Cụ thể:
Trường hợp răng có ít chân
Trường hợp nếu răng của bạn chỉ có 1 – 2 ống tủy, ít chân răng (như răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm); mức độ viêm nhiễm nhẹ, đơn giản thì quá trình diệt tủy răng thường chỉ mất 1 lần hẹn duy nhất là hoàn tất. Trung bình thời gian điều trị sẽ dao động từ 45 – 60 phút.
Sở dĩ răng ít chân có thời gian điều trị khá ngắn; là bởi vì bác sĩ chỉ cần chụp X -quang răng 1 lần là phát hiện ra hết toàn bộ ống tủy bên trong. Đồng thời kết hợp với tay nghề, kinh nghiệm và công nghệ cao hỗ trợ; nên quá trình chữa tủy răng sẽ nhanh chóng kết thúc, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Trường hợp răng có nhiều chân
Ở nhóm răng hàm lớn như răng số 6, răng số 7 và răng khôn (số 8) có khá nhiều chân răng và ống tủy (thường có từ 2 – 3 chân răng và 3 – 4 ống tủy); do đó việc điều trị tủy răng ở nhóm răng này sẽ tốn nhiều thời gian; công sức để làm sạch hoàn toàn những mô tủy bị viêm nhiễm.
Thông thường bạn cần đến nha khoa từ 2 – 3 lần để bác sĩ điều trị; mỗi lần cách nhau từ 5 – 7 ngày và thời gian 1 lần chữa tủy từ 30 – 45 phút. Đây cũng là lý do vì sao phải lấy tủy răng lần 2, lần 3,…?
Tuy nhiên, nếu như bạn lựa chọn nha khoa uy tín; nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi tay nghề, dày dặn kinh nghiệm và thực hiện dưới sự hỗ trợ của công nghệ, máy móc hiện đại; thì quá trình điều trị tủy răng sẽ diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng. Từ đó hạn chế tối đa lấy tủy răng nhiều lần, giúp bạn tiết kiệm được thời gian.
Xem thêm: Lấy Tủy Răng Bao Nhiêu Tiền?
Làm thế nào để không phải lấy tủy răng nhiều lần?
Hầu hết mọi người đều mong muốn tiến hành lấy tủy răng càng nhanh càng tốt; thậm chí chỉ 1 lần duy nhất để không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, công việc thường ngày. Thông thường ở trường hợp nếu tủy răng bị viêm nhiễm; thì bác sĩ cần phải lấy tủy răng lần 2 mới điều trị triệt để và tránh bị tái phát.
Tuy nhiên, để không phải lấy tủy răng lần thứ 3, lần thứ 4, thậm chí lần 5,…; thì bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín; nơi có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và hỗ trợ bởi công nghệ, máy móc tân tiến.
Với những bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm; thì việc phát hiện ra số lượng ống tủy thực tế của chiếc răng cần điều trị (nhất là các răng hàm) khá dễ dàng và chuẩn xác. Từ đó việc loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm một cách đơn giản, nhẹ nhàng; ít tác động đến xương hàm và không cần phải tiến hành lấy tủy răng nhiều lần.
Lấy tủy răng bị sưng đau phải làm sao?
Tình trạng bị sưng đau sau khi lấy tủy răng không phải hiếm gặp; lúc này bạn cần đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra cảm giác sưng đau sau khi điều trị tủy răng; bạn có thể tham khảo:
– Bác sĩ non kinh nghiệm, tay nghề kém điều trị tủy răng chưa triệt để nên khiến cho phần tủy viêm vẫn còn sót lại; lúc này viêm tủy răng vẫn tiếp tục tái phát và gây sưng đau khó chịu; mặc dù đã hoàn thành xong quy trình chữa tủy răng.
– Quá trình trám bít ống tủy sau khi lấy tủy răng không đúng kỹ thuật; khiến cho bệnh nhân bị sưng đau, khó chịu; ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn nhai mỗi ngày.
– Vật liệu trám bít tủy răng không đảm bảo chất lượng dễ gây dị ứng với khoang miệng; khiến bệnh nhân có cảm giác sưng đau.
– Bác sĩ tay nghề yếu lấy tủy răng không cẩn thận làm thủng sàn tủy; hoặc chóp tủy gây sưng đau dai dẳng.
Những lưu ý quan trọng sau khi lấy tủy răng
Mặc dù lấy tủy răng không quá phức tạp, không phải là thủ thuật khó trong Y khoa. Thế nhưng để đảm bảo toàn bộ quá trình lấy tủy răng diễn ra suôn sẻ; không gây đau nhức ê buốt, thoải mái, nhanh chóng và không phải lấy tủy răng nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc,…; thì bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
Chăm sóc, vệ sinh và ăn uống đúng cách
– Sau khi mới chữa tủy răng, bạn không nên ăn ngay lập tức mà hãy đợi đến khi thuốc tê hết tác dụng. Lúc này bạn nên ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như: cháo, sữa, sinh tố hoa quả, súp, bún, phở,…; đặc biệt tránh nhai trực tiếp ở răng lấy tủy để làm giảm áp lực lên răng và không gây ra đau nhức khó chịu.
– Nên ăn các thực phẩm có ít tinh bột, ít đường; để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm độ nhạy cảm cho răng; giúp bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.
– Duy trì chế độ vệ sinh chăm sóc răng miệng đúng cách; súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn, sử dụng bàn chải kẽ, bàn chải có lông tơ mềm; size phù hợp và thao tác nhẹ nhàng lên răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám; mà không gây ảnh hưởng đến men răng, răng sau lấy tủy. Đồng thời nên dùng thêm chỉ tơ nha khoa đều đặn mỗi ngày để làm sạch vụn thức ăn dắt vào kẽ răng hiệu quả.
– Thăm khám răng miệng định kỳ khoảng 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra và phát hiện bệnh lý kịp thời; đảm bảo răng miệng luôn ở trạng thái khỏe mạnh.
Chú ý triệu chứng sưng đau sau lấy tủy răng
– Cảm giác hơi đau, ê buốt răng nhẹ trong một vài ngày đầu sau khi lấy tủy răng (ở lần lấy tủy thứ 1 hoặc thứ 2, 3) là khó tránh khỏi; đặc biệt những bạn có cơ địa nhạy cảm. Lúc này, bạn có thể chườm đá lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau kê đơn; hoặc không kê đơn để kiểm soát cơn đau; giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
– Sau khi lấy tủy răng nếu cảm thấy cơn đau nhức vẫn kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn; không thuyên giảm thì bạn cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
Hi vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu đã giúp bạn hiểu hơn vì sao cần lấy tủy răng lần 2? Điều trị tủy răng lần 2 có đau không? Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến lấy tủy răng; quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0987 302 621 hoặc Inbox trực tiếp qua SMS, Zalo để được giải đáp miễn phí!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.