Giắt thức ăn ở kẽ răng phải làm sao? Răng bị giắt thức ăn nguyên nhân do đâu? Mẹo loại bỏ thức ăn giắt vào kẽ răng? Là những thắc mắc chung của rất nhiều người khi không may gặp phải tình trạng đầy phiền toái này. Thực tế cho thấy mặc dù dắt thức ăn không gây nguy hiểm, ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu như không khắc phục kịp thời, để tình trạng kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với răng miệng, tinh thần và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé!
Trên thực tế, tình trạng răng bị nhét thức ăn không phải hiếm gặp, xuất hiện ở rất nhiều người, mọi độ tuổi. Phần lớn là do bạn sử dụng lực nhai quá lớn trong quá trình ăn uống hàng ngày. Hoặc do răng của bạn đang gặp phải các bệnh lý răng miệng, răng bị khuyết điểm. Nên khiến các kẻ răng bị rộng ra và thức ăn dễ bị nhét vào như: sâu răng, răng mọc nghiêng lệch, răng trồi, răng thưa,… Khi bị giắt thức ăn ở kẽ răng chắc chắn sẽ gây ra cho bạn cảm giác vô cùng khó chịu, làm mất hứng thú lúc ăn. Thậm chí đôi khi làm ngưng ăn để xỉa răng nên ảnh hưởng lớn đời sống sinh hoạt, ăn uống.
Ngoài ra, thức ăn bị giắt vào kẽ răng có thể làm gai nướu khiến đau âm ỉ, sau đó sưng lên và dễ chảy máu. Lâu dần nướu bị tụt xuống, kẽ hở giữa hai răng ngày càng rộng ra nên khiến răng bị đau mỗi khi chúng bị va chạm.
Tóm tắt nội dung
Thức ăn giắt vào kẽ răng là do đâu?
Trước khi tìm hiểu cách khắc phục tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng hiệu quả. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân khiến thức ăn dính vào kẽ răng do đâu nhé!
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết, giắt răng khi ăn nhai thực phẩm là hiện tượng khá phổ biến và diễn ra hàng ngày ở rất nhiều người. Đặc biệt khi chúng ta ăn nhai các loại thịt, có độ bám dính, các loại thực phẩm dai,… Theo đó, bất kỳ vị trí răng nào trên cung hàm cũng đều có thể bị nhồi nhét thức ăn. Nhưng thường gặp nhất là ở răng hàm và răng nanh, đôi khi có thể bắt gặp một vài trường hợp ở răng cửa. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng là gì?
Giắt thức ăn ở kẽ răng do răng thưa
Răng thưa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giắt thức ăn khi ăn nhai. Thực tế cho thấy răng thưa sẽ tạo ra một hoặc nhiều khoảng trống nhất định giữa các răng trên cung hàm. Thế nên khi ăn uống sẽ khiến thực phẩm dễ dàng lọt vào và bị kẹt lại. Từ đó làm nhét thức ăn khiến bạn cực kỳ khó chịu và phải ngừng lại để lấy tăm xỉa răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Đặc biệt trường hợp những người chỉ thưa răng khoảng nhỏ. Khe hở đó sẽ dễ dàng làm vướng và níu thực phẩm lại hơn sau mỗi lần ăn nhai.
Có thể bạn quan tâm: Răng Càng Ngày Càng Thưa: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Răng bị giắt thức ăn do sâu răng tạo lỗ hổng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Chúng cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thức ăn dính vào kẽ răng ở nhiều người. Răng bị sâu theo thời gian sẽ bị bào mòn đi lớp men răng, ngà răng bên ngoài. Và xuất hiện những lỗ hổng ở thân răng hoặc chân răng do vi khuẩn gây ra. Theo đó, các lỗ hổng này trở thành những nơi trú ẩn tuyệt vời cho các mảnh vụn thức ăn, những thớ thịt, cá, bã rau, cơm,… khi ăn uống. Từ đó gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu và khiến bạn dừng ăn giữa chừng để lấy nó ra.
Bị giắt thức ăn vào kẽ răng do răng mọc lệch
Nhắc đến các nguyên nhân gây ra tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng không thể không kể đến răng mọc lệch, không thẳng hàng. Chúng sẽ tạo ra những vị trí thuận lợi giúp thực phẩm sau khi ăn dễ dàng lọt vào khe hở giữa các răng. Gặp điểm giao giữa các răng mọc lệch sẽ ngay lập tức bị kẹt (giắt) lại. Từ đó gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu và cộm mỗi khi ăn uống hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm: Cách Làm Răng Đều Đẹp Tự Nhiên Tại Nhà
Thức ăn dính vào kẽ răng do ăn nhai quá mạnh
Lực ăn nhai khi ăn uống quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến thức ăn dính vào kẽ răng. Đặc biệt là khi bạn nhai các loại thịt dai như thịt bò, mực khô, cá khô,… với các loại đồ ăn dai cần lực hàm mạnh. Điều này vô tình làm thực phẩm, vụn thức ăn thừa bị đẩy mạnh qua các kẽ răng. Và không thoát ra được nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, đúng cách.
Tác hại khi bị giắt thức ăn vào kẽ răng
Như Nha Khoa Quốc Tế Á Châu có chia sẻ bên trên, mặc dù giắt thức ăn không gây nguy hiểm. Nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như đời sống sinh hoạt, giao tiếp, tinh thần,… Cụ thể như sau:
Làm mất thẩm mỹ hàm răng
Đây là một trong những tác hại do thức ăn dính vào kẽ răng gây ra. Đặc biệt là các loại thực phẩm có màu như rau xanh. Bên cạnh đó, khi gặp phải tình trạng thức ăn giắt ở răng, mọi người thường sẽ có xu hướng lấy tăm để xỉa răng. Tuy nhiên, sau mỗi lần xỉa răng như thế sẽ càng khiến kẽ hở những chiếc răng trở nên rộng hơn. Từ đó gây mất thẩm mỹ cho hàm răng và tổng thể khuôn mặt của bạn.
Gây ra tình trạng hôi miệng, ảnh hưởng giao tiếp
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, vụn thức ăn thừa sau khi ăn giắt vào kẽ răng nếu như lâu ngày không được xử lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Kết hợp axit trong dịch vị phân hủy nên gây ra mùi hôi rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng rất lớn mỗi khi bạn giao tiếp với những người xung quanh. Ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, tình cảm,…
Chảy máu chân răng do bị giắt thức ăn vào kẽ răng
Thực tế cho thấy có nhiều người bị chảy máu chân răng xuất phát từ nguyên nhân do thức ăn dính vào kẽ răng. Lý do bởi vì nếu các vụn thức ăn đó không được làm sạch kỹ lưỡng, đúng cách sẽ tạo thành mảng bám và hình thành cao răng. Trong đó, vôi răng là nguyên nhân hàng đầu khiến chân răng bị chảy máu nếu không được xử lý sớm.
Có thể bạn quan tâm: Cách Lấy Cao Răng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả & Cấp Tốc
Giắt thức ăn ở kẽ răng có thể dẫn đến sâu răng
Trường hợp nếu như bạn để tình trạng thức ăn bị giắt liên tục vào kẽ răng trong một thời gian dài và không loại bỏ sạch sẽ chúng hàng ngày. Thì sẽ tạo nên một môi trường vô cùng lý tưởng cho vi khuẩn, nấm ký sinh gây sâu răng sinh sôi, phát triển dẫn đến sâu răng, đau nhức khó chịu vô cùng.
Cách lấy thức ăn dính trong răng hiệu quả
Tình trạng giắt thức ăn ở răng xuất hiện khá thường gặp mỗi khi ăn nhai. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể lấy chúng ra nhanh chóng và hiệu quả bằng những cách sau đây:
Dùng tăm lấy thức ăn bị giắt
Đây là một trong những cách lấy thức ăn thừa còn sót ở kẽ răng nhanh chóng và được nhiều người áp dụng từ trước đến nay. Tăm xỉa răng ban đầu được làm từ tre, sau đó nó được cải tiến với nhiều vật liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Bởi vì chúng có kích thước nhỏ nên giúp người sử dụng có thể chạm đầu tăm vào kẽ răng bị giắt để kéo thức ăn ra ngoài dễ dàng.
Tuy nhiên, cách này thường không được bác sĩ nha khoa khuyến khích áp dụng. Bởi vì nếu thực hiện sai cách có thể làm cho lỗ hổng chân răng hoặc kẽ răng ngày càng rộng hơn, thưa hơn. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ. Đồng thời còn khiến thức ăn bị mắc kẹt lại càng nhiều hơn.
Sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng
Dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn dính vào kẽ răng khá hiệu quả, nhanh chóng và được hầu hết bác sĩ khuyên nên áp dụng. Ưu điểm của chỉ nha khoa đó là có thiết kế mỏng, mịn và dai sẽ giúp lấy thức ăn bị kẹt dễ dàng. Mà không ảnh hưởng tới nướu lợi, không gây chảy máu, tổn thương, không làm răng bị thưa hở, đảm bảo sức khỏe răng miệng. Hiện nay, chỉ nha khoa có bán ở rất nhiều nơi nên bạn dễ dàng tìm chúng để mua và sử dụng mỗi ngày và sau khi ăn uống nhé.
Dùng bàn chải kẽ răng
Ưu điểm của bạn chải kẽ răng đó là thiết kế đầu lông khá nhỏ và mỏng. Thế nên dễ dàng luồn được vào các kẽ răng hiệu quả nhanh chóng. Đặc biệt, đây cũng là dụng cụ thường dùng với người đang niềng răng – chỉnh nha. Nên được bác sĩ khuyên khách hàng nên áp dụng để làm sạch răng an toàn.
Sử dụng máy tăm nước
Máy tăm nước cũng là một trong những cách giúp lấy thức ăn dính trong răng hiệu quả. Tuy nhiên không được nhiều người sử dụng do chi phí tương đối cao và bất tiện mỗi khi sử dụng.
Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp thức bị kẹt chặt ở kẽ răng, ngay cả khi dùng chỉ nha khoa nhưng cũng không lấy ra được. Thì máy tăm nước sẽ là giải pháp hữu hiệu để thay thế. Dưới áp lực của tia nước, thức ăn bị giắt trong kẽ răng sẽ bị làm mềm ra và rửa trôi dễ dàng hơn. Ngoài ra, các mảnh vụn cũng theo dòng nước bị cuốn trôi và khoang miệng sẽ sạch, thơm tho hơn, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng tối ưu.
Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng
Dùng nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa giắt ở răng cũng được khá nhiều người áp dụng. Đối với một số trường hợp đặc biệt như thức ăn bị nhét vào lỗ răng mới nhổ xong. Thì bạn không thể dùng tăm hay chỉ nha khoa tác động vào được để tránh tổn thương. Lúc này chỉ đơn giản với việc súc miệng, toàn bộ thực phẩm sẽ bị rửa trôi hết ra ngoài. Mà không ảnh hưởng đến nướu, răng,… Ngoài ra, nước súc miệng cũng giúp cho hơi thở của bạn thơm mát hơn, tự tin khi giao tiếp.
Bí quyết để hạn chế tình trạng bị giắt thức ăn ở răng?
Để ngăn ngừa tối đa tình trạng thức ăn dính vào kẽ răng hiệu quả. Đồng thời giúp chăm sóc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Bạn có thể áp dụng những phương pháp được nhiều người lựa chọn và bác sĩ khuyên áp dụng như sau:
Hàn trám răng thưa
Trường hợp nếu nguyên nhân dẫn đến giắt thức ăn do răng thưa, hở kẽ gây ra. Thì bạn có thể áp dụng kỹ thuật hàn trám răng để khắc phục nhanh chóng và an toàn cao. Cùng chi phí khá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết trám răng thưa là biện pháp sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để phủ kín những lỗ hổng, kẽ răng. Từ đó giúp những chiếc răng khít sát lại với nhau như mong muốn. Lúc này bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề giắt thức ăn ở kẽ răng nữa, thoải mái khi ăn nhai hàng ngày.
Tuy nhiên, trám răng chỉ áp dụng hiệu quả cao cho trường hợp răng bị sâu và tình trạng thưa răng không quá nghiêm trọng. Do đó, nếu số lượng răng thưa nhiều, lỗ hổng lớn thì bác sĩ thường sẽ tư vấn cho bạn áp dụng phương pháp bọc răng sứ để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Có thể bạn quan tâm: Hàn Răng Sâu Có Đau Không?
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp thẩm mỹ HOT Trend trong những năm qua. Có thể giúp khách hàng khắc phục hầu hết các khuyết điểm về răng miệng. Trong đó có răng thưa lớn, lỗ sâu răng nặng,… Chính vì vậy, nếu như nguyên nhân dẫn đến tình trạng giắt thức ăn ở kẽ răng là do răng thưa, sâu hỏng,… gây ra. Thì hoàn toàn có thể áp dụng bọc sứ để đem lại hiệu quả tối ưu.
Có thể bạn quan tâm: Nên Bọc Răng Toàn Sứ Hay Răng Kim Loại?
Bọc răng sứ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 2 lần hẹn với bác sĩ là hoàn tất. Răng sứ sẽ được thiết kế dựa trên khuôn răng thật của khách hàng. Nguyên liệu an toàn với sức khỏe răng miệng. Đặc biệt một số loại răng sứ cao cấp còn cứng chắc hơn cả răng thật. Nên sau khi thực hiện xong bạn có thể ăn nhai thoải mái không lo sức mẻ, vỡ.
Bên cạnh đó, màu sắc của răng sứ cũng rất tự nhiên và tương đồng với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn hảo. Kỹ thuật viên sẽ chế tác răng sứ đảm bảo sau khi bọc xong, khách hàng sẽ không còn khe răng thưa hoặc sai lệch nữa. Từ đó ngăn chặn hiện tượng kẹt thức ăn ở răng hiệu quả toàn diện.
Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về giắt thức ăn ở kẽ răng phải làm sao? Răng bị giắt thức ăn nguyên nhân do đâu? Mẹo loại bỏ thức ăn giắt vào kẽ răng? Để được tư vấn thêm về dịch vụ trám răng hoặc bọc răng sứ an toàn, nhanh chóng, hiệu quả cùng chi phí hợp lý. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số HOTLINE: 0987 302 621. Hoặc INBOX trực tiếp để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ: 95 E Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.