Niềng răng là cả một quá trình bạn cùng đồng hành với Bác sĩ, vì vậy biết được những kinh nghiệm niềng răng hay cẩm nang niềng răng sẽ giúp bạn an tâm; thoải mái và nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong đợi.
Tóm tắt nội dung
Kinh nghiệm độ tuổi niềng răng hiệu quả tối ưu
Nhắc đến kinh nghiệm niềng răng không thể bỏ qua độ tuổi. Mặc dù các kỹ thuật niềng răng hiện nay không giới hạn độ tuổi; thế nhưng có một sự thật không thể phủ nhận đó là độ tuổi niềng răng vẫn ảnh hưởng lớn đến kết quả, thời gian và chi phí niềng.
Theo các bác sĩ tại Nha khoa Quốc tế Á Châu, với những bạn nhỏ ở độ tuổi dậy thì, xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển; còn mềm nên các khí cụ sẽ dễ dàng dịch chuyển răng hơn; từ đó dễ đạt được khớp cắn chuẩn và rút ngắn tối đa thời gian thực hiện.
Đối với những người đã trưởng thành, nhất là 30 tuổi trở lên thì hiệu quả niềng răng sẽ không được tốt như khi còn trẻ; cũng như quá trình nắn chỉnh răng cũng kéo dài hơn, khó khăn hơn.
Do đó, các bạn trẻ hoặc những bậc phụ huynh có con, em trong độ tuổi còn đang phát triển mà gặp những sai lệch về răng; như răng hô vẩu, khấp khểnh, răng móm, thưa,…; thì nên đưa trẻ thăm khám sớm với Bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả cao nhất.
Độ tuổi nên niềng răng ở trẻ em (8 – 10 tuổi)
Giai đoạn này khá phù hợp để niềng răng đối với trẻ em; bởi ở giai đoạn tiền chỉnh nha này sẽ can thiệp sớm các tình trạng răng mọc sai lệch; định hướng những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc đúng hướng. Mặt khác còn giúp cho quá trình chỉnh nha trong giai đoạn phát triển trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.
Độ tuổi nên niềng răng ở giai đoạn phát triển (12 – 18 tuổi)
Thông thường trẻ ở độ tuổi từ 12 – 18 tuổi là giai đoạn đang trong thời kỳ phát triển; lúc này răng và xương hàm vẫn chưa cứng chắc, còn mềm nên việc nắn chỉnh nhanh hơn; ít đau đớn và có thể sẽ không cần phải nhổ răng. Đồng thời, chi phí niềng răng trong giai đoạn này có thể rẻ hơn khi độ tuổi niềng răng lớn trên 30 tuổi; vì có thể sẽ không cần phải đeo nhiều các khí cụ hỗ trợ niềng.
Xem thêm:
Răng lộn xộn phải làm sao?
Răng khấp khểnh nên làm gì?
Cẩm nang nhổ răng khi niềng
Một kinh nghiệm niềng răng bạn cần biết trước đó là nhổ răng khi niềng; mục đích của việc này là tạo khoảng trống để Bác sĩ có thể kéo răng dịch chuyển răng về đúng với những vị trí mong muốn dễ dàng hơn.
Tùy vào mỗi tình trạng răng, mức độ đơn giản hay phức tạp mà Bác sĩ sẽ có những chỉ định nhổ răng khác nhau nhiều hay ít; có những bạn chỉ nhổ 1 – 2 cái răng khi niềng, nhưng cũng có bạn nhổ từ 4 – 6 cái để đáp ứng cho việc nắn chỉnh răng. Thông thường những trường hợp được chỉ định nhổ răng là tình trạng răng hô, răng móm, răng lệch lạc.
Sau khi nhổ răng để niềng, bạn nên chú ý những vấn đề như sau để vết thương nhanh chóng lành:
– Không nên sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng ngay sau nhổ răng.
– Không vệ sinh răng, chải răng vào vùng răng mới nhổ để tránh gây chảy máu.
– Tránh xa các loại thức ăn có nhiều mảnh vụn để không rơi vào vị trí nhổ răng gây viêm, sưng mủ,…
– Nên chườm đá lạnh và sử dụng thuốc giảm đau theo toa thuốc được Bác sĩ kê đơn để thoải mái hơn.
– Nên ăn các loại thức ăn mềm, loãng và dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố, bún,…
Review cảm nhận sau khi nhổ răng của các bạn trẻ
Bạn Lê Thanh Vy: “Bác sĩ chỉ định em nhổ 4 cái răng, 2 răng ở hàm trên và 2 răng hàm dưới. Khi nhổ thì không đau đớn gì do em được gây tê trước đó; sau khi thuốc tê hết tác dụng, về nhà thì em thấy hơi đau nhẹ và giảm dần sau đó; chứ không như em tưởng tượng ban đầu”.
Bạn Ngô Minh Châu: “Em cũng được Bác sĩ chỉ định nhổ 4 cái để tạo khoảng trống niềng răng; thực ra thì cũng không đau lắm, chỉ hơi thốn nhẹ, không có gì phải đáng sợ cả”.
Cẩm nang niềng răng có đau không?
Kinh nghiệm niềng răng thì không thể bỏ qua cảm giác khi niềng hay niềng răng có đau không đúng không nhỉ? Đây là mối quan tâm của rất nhiều bạn mỗi khi có ý định thực hiện, nhất là những bạn nữ. Thực tế thì niềng răng có đau, nhưng chỉ đau trong khoản thời gian nhất định và ở mức độ hoàn toàn có thể chịu được; chứ không đau quá mức như bạn tưởng tượng.
Một số giai đoạn có thể sẽ gây đau, khó chịu nhẹ khi niềng răng là: Đặt thun tách kẽ, đau khi nhổ răng; đau khi Bác sĩ siết răng định kỳ và đau khi đeo khí cụ niềng răng.
Đau khi đặt thun tách kẽ
Đây là khâu đầu tiên trước khi bạn niềng răng, mục đích tạo khoảng hở nhỏ để Bác sĩ đặt khâu và tiến hành kéo răng niềng. Theo đó, bạn sẽ được đặt một sợi thun dạng cao su vào giữa 2 răng, thường là răng 6 – 7.
Theo chia sẻ của những bạn đã niềng răng trước đó ở giai đoạn này mức độ đau răng không nhiều; tuy nhiên có thể sẽ tạo cảm giác căng tức thì khó chịu. Để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể giảm đau bằng cách uống thuốc giảm đau theo toa thuốc được kê từ Bác sĩ; đồng thời ăn các thức ăn mềm, hạn chế lực nhai cho răng và không nên động mạnh vào vị trí đang gắn tách kẽ.
Đau khi nhổ răng
Nhổ răng thực tế đau hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ chịu đau của mỗi người. Có bạn thì cho rằng không đau gì mấy, chỉ như kiến cắn; còn có bạn thì cho biết khó chịu hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi trước khi nhổ răng Bác sĩ sẽ gây tê nên vô hiệu hóa cảm giác cho bạn. Sau khi nhổ xong thì cảm giác đau sẽ chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn, rồi biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm đá lạnh hoặc uống thuốc giảm đau; tránh tác động mạnh vào vị trí mới nhổ từ 3 – 5 ngày, sau đó vị trí nhổ sẽ lành lại.
Đau khi siết răng định kỳ
Thông thường mỗi 1 tháng bạn sẽ được Bác sĩ hẹn quay lại phòng khám để bác sĩ siết răng. Trong 1 vài ngày đầu siết răng dưới tác động của khí cụ có thể sẽ gây đau; bạn nên ăn thức ăn mềm lỏng từ 1 – 3 ngày và không dùng lực để cắn xé thức ăn với những ngày vừa mới siết răng; vì sẽ làm cho răng tổn thương hoặc xô lệch vị trí răng vừa mới kéo.
Đau khi đeo khí cụ niềng
Có nhiều trường hợp bệnh nhân được Bác sĩ chỉ định nong hàm hoặc cắm minivis để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả. Khí cụ này có thể sẽ gây khó chịu, hoặc đau trong thời gian vài ngày đầu. Lúc này bạn cần cắt nhỏ thức ăn để hạn chế lực nhai; không nên ăn các loại thực phẩm cứng, dai để tránh gây khó chịu.
Xem thêm:
Niềng răng có nguy hiểm không?
Niềng răng thưa giá bao nhiêu tiền?
Niềng răng hô mất bao lâu?
Kinh nghiệm niềng răng về vấn đề ăn uống
Kinh nghiệm niềng răng mà các bạn “đồng niềng” nên biết đó là quá trình ăn uống hàng ngày. Thực tế thì việc ăn uống không cần quá kiêng cữ sau niềng răng; nhưng tốt nhất thì bạn nên ăn uống khoa học, cắt nhỏ thực phẩm để nhai nuốt dễ dàng hơn.
Đồng thời hạn chế ăn thực phẩm dai, cứng, dẻo vì có thể gây bung tuột mắc cài (với niềng răng có mắc cài). Trong những ngày siết răng hay nhổ răng thì nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng; các thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng để hạn chế việc sụt cân khi niềng.
Các bạn đã và đang niềng chia sẻ kinh nghiệm ăn uống
Bạn Lê Ngọc Mai: “Về vấn đề ăn uống thì Bác sĩ sẽ dặn dò bạn sau khi niềng. Kiểu như khi ăn mình nên tránh những thức ăn dai, cứng. Đặc biệt là không nên giật mạnh đồ ăn ra; bởi nó sẽ dễ bung mắc cài với lại nó ảnh hưởng đến khớp răng của mình”.
Bạn Nguyễn Như Ngọc: “Mình ăn uống khá thoải mái, chỉ hạn chế đồ dai cứng thôi à, còn lại thì mình ăn như bình thường.”
Kinh nghiệm vệ sinh răng niềng
Một kinh nghiệm niềng răng hay kinh nghiệm chỉnh nha cũng khá quan trọng bạn nên biết đó là vệ sinh răng niềng đúng cách. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nhiều bạn vệ sinh răng chưa đúng; dễ dẫn đến các bệnh lý răng như cao răng, sâu răng, hôi miệng,… Hãy yên tâm, Nha khoa Quốc tế Á Châu sẽ hướng dẫn bạn cách chải răng khoa học, hiệu quả như sau:
– Bước 1: Đầu tiên bạn lấy một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu lên bàn chải răng; chuẩn bị 1 ly nước ấm, hoặc 1 ly nước có nhiệt độ vừa phải.
– Bước 2: Tiếp đến, đặt bàn chải nằm góc 45 độ, sao cho phần đầu và lông bàn chải tiếp xúc với răng và nướu.
– Bước 3: Đặt bàn chải theo chiều dọc chải răng mặt trước và bên trong của răng nhẹ nhàng.
– Bước 4: Đặt bàn chải vuông góc mặt nhai; chải nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều dọc của răng từ sau ra trước.
– Bước 5: Chải sạch lưỡi bằng bàn chải có sẵn hoặc công cụ chuyên dụng chải lưỡi.
– Bước 6: Súc miệng sạch sẽ với nước, sau đó rửa sạch bàn chải và đặt ở nơi khô ráo.
Kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh khi niềng
Đây là điều mà nhiều bạn thắc mắc, băn khoăn nhất khi có ý định niềng răng. Thực ra thì cũng không có gì khó khăn cả; chỉ cần bạn thực hiện đúng cách thì hành trình chinh phục hàm răng mơ ước sẽ trong tầm tay.
Trong suốt quá trình niềng thì có thể bạn sẽ gặp một số vấn đề như: bung mắc cài, đau răng hay các mô mềm vùng môi, má; nướu bị cọ xát với mắc cài… Bỏ túi ngay các kinh nghiệm xử lý hiệu quả sau:
Giảm đau, khó chịu khi mô mềm bị trầy xước
Với những bạn niềng răng có mắc cài thì dây cung có thể cọ vào phần môi, má; nướu gây đau, khó chịu, thậm chí gây nhiệt miệng. Khi gặp tình trạng này, bạn đừng lo lắng, trước tiên hãy uống thật nhiều nước để môi miệng không bị khô; sau đó dùng các loại gel bôi nhiệt miệng và sáp nha khoa đặt vào các vị trí tiếp xúc cấn cộm giữa mắc cài, dây cung với phận cọ xát là sẽ thấy dễ chịu ngay.
Xử lý tình trạng mắc cài niềng bị bung sút
Bung xúc mắc cài khi niềng răng cũng là trường hợp thường gặp; nhiều bạn chưa có kinh nghiệm thường lo lắng, hoang mang khi mắc cài bị rớt. Tuy nhiên, bạn hãy bình tĩnh và cách xử lý là hãy giữ lại chiếc mắc cài bị rơi ấy; sau đó liên hệ đến nha khoa đang niềng để Bác sĩ gắn lại là xong. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tối đa việc bung sút mắc cài (bởi sẽ kéo dài thời gian niềng) bằng cách ăn chậm, không nhai đồ cứng, dai, dẻo,…
Kinh nghiệm chọn nha khoa niềng răng uy tín
Cẩm nang niềng răng hay kinh nghiệm niềng răng quan trọng nhất mà bạn nên biết đó là lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng. Tại Hà Nội, Nha khoa Quốc Tế Á Châu được biết đến là nha khoa chuyên sâu về niềng răng; đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một nha khoa đáng tin cậy, chất lượng cao.
6 tiêu chí Vàng khi niềng răng tại Nha khoa Quốc tế Á Châu
– Số lượng khách hàng tháo niềng hài lòng về kết quả chiếm đến 97%, gần như tuyệt đối.
– 100% đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa Răng Hàm Mặt, có chứng chỉ đầy đủ; đã từng tu nghiệp chuyên sâu về niềng răng tại các nước có nền y học vượt bậc như Mỹ, Singapore, Đức, Anh, Pháp,…
– Áp dụng niềng răng trả chậm chỉ từ 1 triệu đồng/tháng 0 lãi suất; có nhiều ưu đãi cho người trẻ, học sinh sinh viên, người mới đi làm.
– Cam kết 100% hiệu quả niềng răng như đã tư vấn trước đó, đảm bảo sự an tâm cho khách hàng.
– Tiên phong trong trang bị hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ cho niềng răng. Khách háng sẽ được chụp phim X quang tại chỗ với máy Cephalometric, Panorex cũng như lên phác đồ; phân tích cụ thể quá trình chỉnh nha với phần mềm Vceph hiện đại bậc nhất.
– Cung cấp đa dạng các phương pháp niềng răng như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng mặt trong; niềng răng Invisalign, niềng răng Clear Aligner, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Hi vọng với những kinh nghiệm niềng răng trên đây sẽ giúp bạn có được hành trình niềng răng đơn giản và hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp; bạn có thể liên hệ với Nha khoa Quốc tế Á Châu qua số Hotline: 0987 302 621 hoặc INBOX qua Fanpage, SMS, Zalo để được Bác sĩ Răng Hàm Mặt giải đáp tận tình 24/7 nhé!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.