Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả

5/5 - (15 bình chọn)

Đau nhức răng là vấn đề không còn quá xa lạ hiện nay và tình trạng này có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trên thực tế, triệu chứng đau răng có thể thoáng qua chốc lát. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng nhiều ngày liền. Gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người không may gặp phải. Chính vì thế, nhiều người đã tìm đến giải pháp uống thuốc giảm đau răng cấp tốc, thuốc giảm đau răng tức thì. Để làm giảm triệu chứng phiền toái này. Vậy khi đau răng nên uống thuốc nào vừa an toàn, vừa hiệu quả. Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu top 5 loại thuốc giảm đau răng được nhiều người tin chọn nhất hiện nay nhé!

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 1
Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, trong trường hợp bạn bị đau răng khẩn cấp, đau răng ê ẩm dai dẳng khó chịu. Mà không thể đến cơ sở nha khoa ngay để thăm khám, điều trị. Đặc biệt khi cơn đau răng xuất hiện đột ngột khi bạn đang làm việc, học tập hoặc ngay lúc ban đêm. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau OTC (không cần kê đơn) dưới đây. Để tạm thời làm giảm nhanh chóng cảm giác khó chịu, mệt mỏi vô cùng do cơn đau răng gây ra nhé.

Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau răng?

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về top 5 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu khi nào thì nên sử dụng thuốc giảm đau răng nhé!

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 2
Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau răng?

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết đau răng là tình trạng khá thường gặp. Có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Theo đó, đau răng thường cảnh báo cho chúng ta biết một số tổn thương tồn tại bên trong khoang miệng. Điển hình như các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy,… Hoặc do va chạm mạnh dẫn đến tình trạng sứt mẻ răng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau như sau:

  • Những người vừa điều trị viêm nha chu hoặc trích rạch mủ áp xe.
  • Người vừa điều trị tình trạng viêm tủy gây đau nhức. Cũng có thể dùng thuốc giảm đau răng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, những người vừa nhổ răng khôn hay trong quá trình mọc răng khôn gây đau nhức. Cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc để thoải mái, dễ chịu hơn.

Trên thực tế, việc sử dụng thuốc giảm đau vẫn có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Đặc biệt khi sử dụng cho trẻ nhỏ bạn nhé.

Top 5 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc, nhanh chóng

Trên thực tế, đau răng có thể bất chợt xuất hiện mà không báo trước. Khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, đau đầu. Ảnh hưởng đến tinh thần nghiêm trọng, đặc biệt khi chúng xuất hiện vào ban đêm, khiến cho giấc ngủ không được trọn vẹn. Chính vì thế, các loại thuốc giảm đau ra đời có thể giúp bạn nhanh chóng làm dịu các cơn đau răng gây ra. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc giảm đau có thể giúp bạn sử dụng ở bất kỳ nơi đâu, tại nhà tại công ty,… Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đúng liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé! Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu điểm qua top 5 loại thuốc giảm đau răng tức thì sau đây:

Thuốc giảm đau răng cấp tốc thuộc nhóm NSAIDs

Nằm trong danh sách top 5 loại thuốc giảm đau răng. Các sản phẩm thuốc trị đau răng thuộc nhóm NSAIDs sẽ không làm bạn thất vọng. Chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp đau răng khác nhau. Từ đó giúp xua tan những cơn đau khó chịu, âm ĩ cho người bệnh. Kháng viêm, hạ sốt và không có chứa thành phần steroid.

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết nhóm thuốc NSAIDs được chia thành 2 loại chính là có kê đơn và không kê đơn. Trong đó, thuốc giảm đau răng NSAIDs không kê đơn có chứa hàm lượng hoạt chất tương đối thấp. Thường dùng để giảm đau, hạ sốt trong thời gian ngắn. Không nên dùng các sản phẩm này quá 10 ngày, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 3
Piroxicam là một trong các đại diện của nhóm thuốc giảm đau NSAIDs

Thành phần chính trong loại thuốc này là aspirin, diclofenac, meloxicam và ibuprofen. Nên có tác dụng giảm đau ngay sau khi uống vào, giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau răng thuộc nhóm NSAIDs có chứa nhiều tác dụng phụ không tốt cho người mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, máu khó đông, viêm loét dạ dày nên các bạn cũng lưu ý nhé.

Đặc biệt trong lúc bạn đang mang thai, cho con bú. Hoặc mắc kèm các bệnh lý như viêm loét/xuất huyết dạ dày tá tràng. Bệnh tim mạch, tiền sử nhồi máu cơ tim, đặt stent mạch vành, đột quỵ, suy thận,… Thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc trên.

Có thể bạn quan tâm: Nhổ Răng Sâu Có Đau Không?

Thuốc giảm đau răng an toàn Acetaminophen

Thuốc Acetaminophen cũng nằm trong danh sách top 5 loại thuốc giảm đau răng được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh, hạ sốt. Và được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp khách hàng bị dị ứng với một số loại thuốc chứa aspirin hoặc NSAIDs như trên.

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 4
Thuốc Acetaminophen nằm trong danh sách top 5 loại thuốc giảm đau răng hiệu quả

Tuy nhiên so với nhóm thuốc giảm đau răng NSAIDs thì thuốc chữa đau răng Acetaminophen có hiệu quả thấp hơn. Và không nhanh chóng giảm đau ngay khi dùng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị đau răng thì bạn có thể sử dụng loại thuốc này cho trẻ. Và bạn cần chú ý đến liều lượng để không gây nên tình trạng quá liều cho trẻ nhé. Đặc biệt, ưu điểm vượt trôi của thuốc trị đau răng Acetaminophen chính là hầu như chúng không có tác dụng phụ. Nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.

Thuốc chữa đau răng nhanh paracetamol Panadol

Là loại thuốc giảm đau khá phổ biến và quen thuộc được nhiều người sử dụng trong nhiều trường hợp. Không khó hiểu khi thuốc giảm đau răng paracetamol Panadol luôn có mặt trong top 5 loại thuốc giảm đau răng nổi tiếng nhất hiện nay.

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 5
Thuốc giảm đau răng paracetamol Panadol luôn có mặt trong top 5 loại thuốc giảm đau răng

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết thuốc paracetamol Panadol có tác dụng giảm đau hiệu quả. Hạ sốt nhanh chóng cho người sử dụng. Tuy nhiên, loại thuốc này lại không có tác dụng kháng viêm. Chính vì thế, trong trường hợp nếu như bạn bị đau răng ê ẩm khó chịu, nhưng không sưng nướu. Thì bạn có thể sử dụng sản phẩm này mang lại an toàn và hiệu quả cao.

Sở hữu thành phần chính là Paracetamol nên loại thuốc này có thể giúp giảm đau nhanh. Giúp người sử dụng cảm thấy dễ chịu ngay sau khi uống. Cũng chính vì thuốc này có nhiều ưu điểm và an toàn. Nên nhiều nhà sản xuất đã cung cấp ra thị trường nhiều dạng khác nhau. Điển hình như viên sủi, viên uống…

Mặc dù mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau răng cấp tốc. Tuy nhiên các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu khuyên rằng thuốc chỉ được sử dụng cho trẻ em trên 6 tuổi. Khi có chỉ định từ bác sĩ. Đặc biệt bạn cũng không nên lạm dụng thuốc thường xuyên. Vì sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, có thể sẽ làm giảm tính hiệu quả cho những lần kế tiếp. Và thậm chí gây tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé.

Thuốc chữa đau răng tức thì màu hồng Naphacogyl

Nhắc đến top 5 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc thì không thể không kể đến Naphacogyl. Đây là một trong những loại thuốc được rất nhiều người sử dụng và được các bác sĩ khuyên dùng. Ưu điểm nổi bật nhất của loại thuốc Naphacogyl chính là hiệu quả giảm đau nhanh chóng tức thì. Và thuốc còn có công dụng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, loại thuốc giảm đau răng này có khả năng chống viêm nhiễm ở mức cấp và mãn tính. Đồng thời giúp ngăn ngừa viêm nhiễm trong trường hợp sau khi phẫu thuật áp xe, trích túi mủ… Nên được sử dụng nhiều tại các bệnh viện và cơ sở nha khoa.

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 6
Thuốc chữa đau răng tức thì màu hồng Naphacogyl

Mặc dù có nhiều ưu điểm và có công dụng giảm đau răng tức thì. Tuy nhiên để hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn tối đa như bệnh dạ dày, dị ứng, giảm bạch cầu,… Thì trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc có tiền sử rối loạn tiêu hóa. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Top 10 địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội

Nhóm thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ

Nhóm thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ cũng nằm trong danh sách top 5 loại thuốc giảm đau răng tức thì. Được nhiều người sử dụng hiện nay. Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết thuốc giảm đau thuộc nhóm gây tê tại chỗ thường được bào chế dưới dạng dung dịch, gel, hoặc dạng xịt. Trên thị trường có một số sản phẩm phổ biến thuộc nhóm này. Có thể kể đến như: lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine.

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 7
Lidocaine là đại diện của nhóm thuốc gây tê tại chỗ

Trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ với dạng viên sủi hoặc thuốc uống. Thì bạn có thể sử dụng như bình thường. Tuy nhiên, trường hợp nếu như bạn sử dụng chúng ở dạng dung dịch. Thì lưu ý trước khi sử dụng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa bạn nên chuẩn bị khăn sạch. Tiếp theo thấm khô vùng niêm mạc nướu bao quanh răng bị đau. Sau đó hãy tẩm thuốc vào đầu tăm bông và đưa thuốc vào vùng bị viêm.

Ưu điểm nổi bật nhất của thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ chính là khả năng giảm đau nhanh. Đây cũng là lý do khiến nhiều người tin chọn chúng để giảm đau răng trong nhiều năm qua. Đặc biệt hiệu quả gây tê tức thì, nhanh chóng chỉ trong vòng 30 giây – 2 phút sau khi dùng. Mặc dù mang đến hiệu quả như thế. Tuy nhiên tác dụng của thuốc mang lại thông thường chỉ kéo dài trong khoảng 15 – 60 phút. Bởi vì tác dụng kéo dài hạn chế nên bạn cần phải dùng nhiều lần trong ngày. Gây nên sự bất tiện trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, thuốc giảm đau răng thuộc nhóm gây tê tại chỗ vẫn có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó bạn không nên lạm dụng chúng, và không được sử dụng cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.

Gel giảm đau răng dành cho trẻ em an toàn như Dentinox, Bonjela, Oral Gel

Như Nha Khoa Quốc Tế Á Châu có chia sẻ, các loại thuốc giảm đau nhanh chóng bên trên có thể sử dụng cho người lớn bình thườn. Tuy nhiên lại hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn tối đa. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh có thể tham khảo sử dụng gel giảm đau an toàn cho trẻ. Như Dentinox, Bonjela, Oral Gel, Pansoral để làm giảm đau nhanh cho trẻ khi mọc răng sữa, sâu răng, viêm nướu… Từ đó giúp trẻ vui vẻ, và thoải mái dễ chịu không quấy khóc nữa.

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 8
Gel giảm đau răng dành cho trẻ em an toàn như Dentinox

Trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ. Cha mẹ cũng nên lưu ý rửa sạch tay bằng nước xà phòng. Sau đó cho trẻ đánh răng và súc miệng thật sạch để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi bôi gel. Sau đó bôi trực tiếp lên các vùng nướu bị đau nhức của trẻ bằng ngón tay. Hoặc cũng có thể sử dụng tăm bông. Mặc dù thuốc này làm giảm đau răng nhanh chóng cho trẻ. Tuy nhiên, các phẩm này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, cần sử dụng nhiều trong ngày. Chính vì thế, để chữa trị dứt điểm tình trạng đau răng cho trẻ. Ví dụ như sâu răng, viêm nướu,… cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín. Để được bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm nhé!

Có thể bạn quan tâm: Trẻ Bị Sâu Răng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tác dụng phụ cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng

Sau khi tìm hiểu xong top 5 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề cũng khá quan trọng đó là tác dụng phụ cần chú ý của thuốc giảm đau răng nhé!

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 9
Tác dụng phụ cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu. Mặc dù việc sử dụng các thuốc giảm đau răng bên trên có tác dụng làm giảm đau răng nhanh chóng, dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. Thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc sử dụng quá liều lượng cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Có thể bạn quan tâm: Răng Khôn Bị Sâu: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Có Nên Nhổ Bỏ Không?

Trên thực tế, nếu như sử dụng các loại thuốc trị đau răng quá liều lượng. Hoặc sai liều có thể trở thành con dao 2 lưỡi gây ra nhiều tổn hại tới sức khỏe có thể kể đến như:

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu sử dụng sai cách

  • Nhóm thuốc chứa Aspirin hoặc nằm trong nhóm NSAIDs. Nếu sử dụng quá liều trong một số trường hợp có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét, xuất huyết. Ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
  • Trường hợp lạm dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc thường xuyên trong thời gian dài. Có thể dẫn tới nghiện hoặc phụ thuộc thuốc giảm đau. Thậm chí gây tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol nếu sử dụng sai cách. Hoặc quá liều lượng cho phép có thể dẫn tới tổn hại gan, thận. Gây cảm giác buồn nôn, suy gan, suy thận nguy hiểm.
  • Ngoài ra, bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau cho người có tiền sử dị ứng. Mắc bệnh tự miễn, người già, trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai/cho con bú. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Nên đến phòng khám nha khoa để chữa trị dứt điểm tình trạng đau răng

Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả - ảnh 10
Nên đến phòng khám nha khoa để chữa trị dứt điểm tình trạng đau răng

Trên thực tế, đau nhức răng cho thấy dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng. Hoặc tổn thương tiềm ẩn trong khoang miệng. Chính vì vậy, việc uống thuốc giảm đau răng chỉ có thể làm giảm triệu chứng tức thì trong thời gian ngắn. Chứ không thể điều trị bệnh lý răng miệng. Do đó, để điều trị dứt điểm tình trạng đau răng do bệnh lý gây ra như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, răng sứt mẻ,… Bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất. Từ đó giúp bạn sở hữu hàm răng khỏe mạnh, không còn đau nhức. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tinh thần nữa.

Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về top 5 loại thuốc giảm đau răng cấp tốc, an toàn và hiệu quả. Từ đó có thể sử dụng cho trường hợp đau răng khẩn cấp.

Để được tư vấn thêm về các loại thuốc giảm đau răng cũng như các bệnh lý về răng miệng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số HOTLINE: 0987 302 621 hoặc INBOX trực tiếp để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

=====👇👇👇=====

⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao

☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951

🏠Địa chỉ : 95 E Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/

CHUYÊN GIA TRÊN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tel SMS
    Contact Me on Zalo