Thực tế tất cả vị trí răng trên cung hàm của mỗi người đều đóng vai trò và chức năng nhất định. Thế nhưng răng số 6 là răng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt hơn các răng còn lại để đảm bảo ăn nhai, cắn xé thức ăn thoải mái, dễ dàng. Vậy răng nào quan trọng nhất? Mất răng quan trọng nhất phải làm sao? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Răng nào quan trọng nhất?
Về cơ bản thì răng nào cũng có chức năng quan trọng (trừ răng khôn). Tuy nhiên các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết răng hàm thứ nhất, còn gọi là răng số 6 là chiếc răng quan trọng nhất trên cung hàm; bởi vì những lý do sau:
Răng số 6 là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lúc 6 tuổi
Đây là chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trên cung hàm; thường mọc lúc 6 – 7 tuổi. Ở độ tuổi này, thì các bé vẫn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của răng hàm; chưa đủ ý thức chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày. Nếu như răng số 6 không được bảo vệ cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng; thậm chí mất răng.
Chính vì vậy, ngay từ khi trẻ 6 tuổi, còn bộ răng sữa; thì bố mẹ nên hướng dẫn, nhắc nhở trẻ vệ sinh răng đều đặn và sạch sẽ. Đồng thời hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, thức ăn nhanh; trà sữa, nước ngọt có ga,… để tránh sâu răng số 6 quan trọng nhất.Răng số 6 quan trọng nhất do có hệ số nhai lớn nhất
Răng nào quan trọng nhất? Câu trả lời là răng số 6 bởi răng này có hệ số nhai lớn nhất trên cung hàm. Thông thường một bộ răng vĩnh viễn của mỗi người có đến 32 chiếc răng, chia đều cho 2 hàm trên và dưới. Trong đó, có 4 chiếc răng khôn (có trường hợp chỉ có 2, 3 răng khôn hoặc không có); đa phần răng khôn đều mọc sai lệch, mọc ngầm nên không có chức năng ăn nhai; thậm chí dễ gây biến chứng. Còn 28 chiếc răng còn lại chiếc nào cũng có chức năng quan trọng; phục vụ cho quá trình ăn nhai, cắn xé thực phẩm và tính thẩm mỹ khuôn miệng.
Các bác sĩ tại Nha Khoa Á Châu cho biết răng hàm số 6 chiếm tới 12% tổng sức nhai toàn hàm. Vì vậy khi mất 1 chiếc răng số 6, đồng nghĩa với sức nhai của bạn sẽ giảm đi 24% (vì răng đối diện cũng không còn tác dụng). Thế nên, chỉ cần mất 2 răng số 6 ở 2 bên là mất gần 50% sức nhai. Lúc này không những chức năng nhai không được đảm bảo; mà hệ tiêu hóa và sức khỏe cơ thể cũng bị ảnh hưởng lớn; do thức ăn không được nghiền nát kỹ lưỡng trước khi đưa xuống dạ dày.Xem thêm: Giải Pháp Cải Thiện Khả Năng Nhai Cho Người Cao Tuổi Mất Răng Lâu Năm
Hậu quả nghiêm trọng khi mất răng số 6
Sở dĩ răng số 6 được xem là chiếc răng quan trọng nhất trên cung hàm; bởi vì khi chúng bị mất đi sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể. Đây là chiếc răng hàm lớn nhất, nằm ở vị trí thứ 6 tính từ răng cửa và nằm thứ 3 từ cung hàm trở đi. Răng hàm số 6 đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn chính ở trên cung hàm. Vì vậy, lực nhai của bạn sẽ sụt giảm đáng kể khi bị mất răng số 6; đồng thời còn kéo theo nhiều hệ lụy xảy ra sau đó.
Mất răng số 6 gây mất thẩm mỹ khuôn mặt
Một số người thường lầm tưởng rằng việc mất răng số 6 không đáng lo ngại; bởi chiếc răng này nằm sâu bên trong cung hàm, khó lộ ra bên ngoài khi giao tiếp như răng cửa, răng nanh. Thế nhưng, đây là quan điểm sai lầm bởi răng số 6 bị mất đi sẽ gián tiếp khiến cho nụ cười của bạn không còn thẩm mỹ như ban đầu.
Bởi sau một thời gian mất răng số 6, các răng còn lại sẽ có xu hướng đổ nghiêng về khoảng trống; răng đối diện bị trồi xuống. Lúc này toàn hàm răng bị xô lệch, mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng khi cười. Ngoài ra, tốc độ lão hóa của khuôn mặt sau khi mất răng số 6 cũng sẽ diễn ra nhanh hơn và khiến bạn bị già hơn trước tuổi.Mất răng số 6 ảnh hưởng chức năng ăn nhai và hệ tiêu hóa
Như Nha Khoa Á Châu có chia sẻ bên trên, răng hàm số 6 là chiếc răng quan trọng nhất; đảm bảo chức năng nhai, nghiền nát thức ăn chính trên cung hàm. Đây cũng là lý do người xưa thường hay gọi răng số 6 là “răng cấm”; có nghĩa là: cấm nhổ, cấm tác động, cấm xâm lấn,… (điều này cho thấy rõ tầm quan trọng của răng số 6).
Vì vậy, sau khi mất răng cấm số 6 sẽ khiến cho chức năng nhai, nghiền thức ăn bị sụt giảm đáng kể; lúc này quá trình nghiền thức ăn của răng số 7 sẽ phải đảm nhận chức năng một cách hoàn toàn. Mặc dù răng hàm số 7 vẫn nghiền nát thức ăn được; nhưng không thể tốt bằng việc có sự hỗ trợ của cả hai răng cùng lúc. Khi thức ăn không được nghiền nhỏ kỹ lưỡng, không được tiêu hóa hết sẽ gây áp lực ít nhiều đến dạ dày; khiến cho chúng co bóp và hoạt động nhiều hơn, lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể.Xem thêm: Mất Răng Nên Làm Gì Để Đảm Bảo Khả Năng Ăn Nhai Tốt Nhất?
Mất răng số 6 gây xô lệch răng ở trên khuôn hàm
Đây là hậu quả khá nghiêm trọng của việc mất răng số 6 gây ra mà bạn cần hiểu rõ. Thông thường, hệ thống các răng trên khuôn hàm vốn dĩ đứng thẳng được, không đổ nghiêng là do sự kết nối; liên kết với hệ thống xương hàm ở bên dưới. Do đó, khi không may 1 răng bị mất đi thì sẽ tạo ra khoảng trống (răng số 6 có kích thước lớn nên khoảng trống rất to); khiến cho các răng còn lại bị đổ dồn về phía khoảng trống của răng đã mất; ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười nghiêm trọng.
Hơn nữa, vị trí đối diện của răng số 6 bị mất cũng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp. Dần dần theo thời gian chúng sẽ có xu hướng bị trồi xuống do không có phần trụ đỡ ở bên dưới. Khi đó, hệ thống hàm sẽ phải gánh chịu những tác động và tăng nguy cơ gây ra tình trạng đau mỏi cơ hàm và lệch khớp cắn; ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sinh hoạt và chức năng ăn nhai thường nhật.Xem thêm: Răng Vỡ, Mất Răng Nhưng Còn Chân Răng Phải Làm Sao?
Tiêu xương hàm và dễ bị lão hóa sớm
Khi bị mất răng số 6, người bệnh phải đối diện với hiện tượng tiêu xương hàm; nếu không điều trị sớm sẽ khiến khuôn mặt bị lão hóa sớm, da nhăn nheo, chảy xệ, già trước tuổi,…. Thông thường sau thời điểm mất răng 3 tháng thì quá trình tiêu xương hàm sẽ diễn ra; sau một một vài năm lượng xương sẽ tiêu biến đi khá nhiều; lúc này phần lợi của chân răng ở các răng gần kề bị kéo tụt xuống; nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Á Châu, xương hàm không chỉ đảm nhận chức năng nâng đỡ hệ thống răng vững chắc, ổn định; mà còn có tác dụng nâng toàn bộ vùng dưới ở khuôn mặt mỗi người. Vì vậy, khi xương hàm bị tiêu biến đồng nghĩa với việc khuôn mặt của bạn sẽ đánh mất đi sự cân đối nhất định. Kéo theo đó là khu vực bị mất răng sẽ bị hóp vào; da có xu hướng nhăn nheo và chảy xệ khiến gương mặt già hơn so với tuổi thật; từ đó e ngại, tự ti mỗi khi giao tiếp.Răng số 6 khi nào thay?
Răng số 6 sau khi mất đi có mọc lại không? Răng số 6 khi nào thay? Là những câu hỏi mà Nha Khoa Á Châu nhận được từ rất người người trong thời gian qua. Thế nhưng, điều đáng tiếc là răng cấm ở cả trẻ em và người lớn đều chỉ mọc 1 lần duy nhất, không thay được. Đồng nghĩa với việc răng hàm số 6 sẽ tồn tại từ khi mọc ở trẻ em đến khi hỏng; hoặc về già mà không mọc lại. Nếu bất kì lý do nào gây mất răng 6 thì chúng ta cũng không thể mọc thêm răng mới thay thế.
Để đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ nụ cười; sức khỏe hệ tiêu hóa, cơ thể và ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng do mất răng số 6 gây ra như trên; thì bạn nên thăm khám với bác sĩ để có phương án trồng lại răng số 6 phù hợp.
Mất răng hàm số 6 phải làm sao?
Răng hàm số 6 là chiếc răng quan trọng nhất trên cung hàm; do đó nếu không may mất đi do bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn cũng nên có kế hoạch trồng răng lại càng sớm càng tốt. Dưới đây là 2 cách trồng răng số 6 được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay; bạn đọc có thể tham khảo:
Làm cầu răng sứ
Đây là giải pháp trồng răng giả nói chung và trồng răng số 6 nói riêng được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay. Cầu răng sứ thực hiện dựa trên cơ chế sử dụng 2 chiếc răng bên cạnh răng mất để làm điểm tựa và chụp một dải răng sứ gồm từ 2, 3 hoặc 4 răng gắn liền với nhau (tùy loại cầu). Răng sứ được thiết kế có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật; nên đảm bảo chức năng ăn nhai chắc chắn và tính thẩm mỹ tự nhiên.
Cầu răng sứ vẫn tồn tại một số nhược điểm
Mặc dù sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật như: độ cứng chắc cao, tuổi thọ lâu bền; quy trình thực hiện đơn giản nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian; phù hợp với những người bận rộn và chi phí hợp lý. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ điều kiện để làm cầu răng sứ. Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tối đa khi người có 2 răng bên cạnh răng mất vẫn còn khỏe mạnh; không mắc bệnh lý. (với trường hợp làm cầu răng sứ cho răng số 6 thì đòi hỏi răng số 5 và số 7 phải chắc khỏe).
Hơn nữa, sau một thời gian làm cầu răng sứ, bạn sẽ gặp hiện tượng tiêu xương do không có chân răng; khiến cấu trúc của xương hàm bị thay đổi, dễ sai lệch khớp cắn. Về lâu dài thì chức năng ăn nhai lẫn tính thẩm mỹ gương mặt của bạn sẽ không được đảm bảo.
Ngoài ra, răng liền kề với răng hàm số 6 là răng hàm số 7 (chiếc răng này đóng vai trò cắn xé; nghiền nát thức ăn tương tự như răng số 6); trường hợp nếu bác sĩ tay nghề yếu mài răng số 7 sai kỹ thuật hoặc xâm lấn răng quá nhiều sẽ khiến chúng bị yếu đi; nhạy cảm và thường xuyên bị đau buốt, khó chịu kể cả không ăn nhai. Do đó, làm cầu răng sứ không phải là giải pháp khôi phục răng số 6 bị mất toàn diện và hoàn hảo nhất.
Xem thêm: Răng Sứ Cao Cấp Nhất Hiện Nay Là Loại Nào? Giá Bao Nhiêu?
Cấy ghép răng implant
Đây là phương pháp trồng răng giả, khôi phục răng mất hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại. Giúp khôi phục cả chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ hoàn hảo và bảo tồn răng thật tối đa; không phải mài răng như làm cầu răng sứ. Vì vậy, cấy ghép implant được đông đảo khách hàng tin chọn để trồng răng số 6 tại Nha Khoa Á Châu trong suốt những năm qua.
Trồng răng implant được thực hiện bằng cách cấy ghép một chân răng giả làm bằng Titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất; để tạo ra các chân răng nhân tạo. Rồi sau đó gắn lên nó các chiếc răng giả cố định với mục đích thay thế răng đã bị mất đi. Do có cả chân răng và thân răng (trụ implant và mão răng sứ đều rất cứng; chịu lực chịu nhiệt tốt); nên chức năng ăn nhai, nghiền nát thực phẩm của răng implant vô cùng chắc chắn; bền vững không khác gì so với răng thật.
Ngoài ra, một lý do nữa mà nhiều người đặc biệt yêu thích và lựa chọn cấy ghép implant cho răng số 6 đó là ngăn chặn tối đa tình trạng tiêu xương hàm. (Kỹ thuật làm cầu răng sứ không thể làm được). Sau khi phục hình xong, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề: hóp má, lão hóa sớm, da nhăn nheo, chảy xệ, tụt nướu,… Từ đó thoải mái ăn uống những món ăn yêu thích; tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.Cấy ghép implant được hầu hết bác sĩ, chuyên gia khuyến khích thực hiện
Hầu hết các bác sĩ nha khoa; chuyên gia răng hàm mặt tại Việt Nam và trên thế giới đều khuyến kích khách hàng nên phục hình răng mất bằng giải pháp cấy ghép implant; đặc biệt ở những vị trí răng đòi hỏi độ cứng chắc cao, lực nhai mạnh như răng hàm số 6, số 7. Hơn nữa, do không cần mài răng thật, thực hiện độc lập; nên sau cấy implant bạn không phải lo lắng tình trạng đau buốt, ê nhức.
Đặc biệt, độ bền chắc của răng implant cao nhất trong các kỹ thuật trồng răng giả hiện tại. Có thể sử dụng đến vài chục năm, thậm chí trọn đời không cần thay thế nếu được chăm sóc đúng cách; bác sĩ phục hình đúng kỹ thuật và chọn loại trụ implant, mão sứ chất lượng tốt.
Trồng răng hàm số 6 bằng răng implant an toàn, hiệu quả tại Nha Khoa Á Châu
Tại Nha khoa Quốc Tế Á Châu, tất cả khách hàng khi trồng răng số 6 bằng kỹ thuật cấy implant sẽ được đội ngũ bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm; chuyên sâu về implant trực tiếp thăm khám và thực hiện. Đồng thời sử dụng trụ implant được nhập khẩu chính ngạch tại Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ, Đức, Mỹ,…; nên đảm bảo tối đa về chất lượng, tính an toàn cho cơ thể và tuổi thọ sử dụng bền lâu nhất.
Hơn nữa, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống trang thiết bị máy móc, công nghệ trồng răng hiện đại nhất; bao gồm máy CT Conebeam đa chiều, máy cắm implant Dentium ICT thế hệ mới; máy điều trị tủy EndoMatic, máy tẩy trắng răng X-Brite,… chắc chắn sẽ giúp bạn có được kết quả đúng như mong đợi; nhẹ nhàng, không đau và rút ngắn thời gian lành thương tối đa.
Xem thêm: Trồng Răng Implant Tức Thì: Điều Kiện Và Quy Trình Thực Hiện
Bật mí cách bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả
Sau khi hiểu rõ về răng nào quan trọng nhất trên cung hàm; cũng như mức độ nguy hại nếu răng số 6 bị mất đi. Thì chắc hẳn nhiều bạn cũng muốn biết cách bảo vệ răng miệng; làm sao để răng không bị sâu hỏng đúng không nhỉ? Dưới đây là gợi ý cực kỳ hữu ích mà bạn không nên bỏ qua để sở hữu hàm răng chắc khỏe, ăn nhai thoải mái.
Chải răng đúng cách, đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đều đặn, chải răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải có lông mềm; size phù hợp, kem đánh răng có chứa Fluor. Chú ý thao tác thực hiện nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, không nên chà quá mạnh gây mòn men răng; đồng thời có thể sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để lấy những vụn thức ăn ra khỏi nướu; kẽ răng một cách hiệu quả. Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng, nước muối sinh lý thường xuyên để loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn còn sót lại.
Ăn uống khoa học, bổ sung vitamin, canxi tốt cho xương và răng
– Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học; bổ sung nhiều vitamin, canxi và các khoáng chất cần thiết từ rau củ, trái cây tươi, sữa; thịt cá, trứng, cua, ghẹ, tôm,… để giúp cơ thể và răng khỏe mạnh; tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa tối đa bệnh lý răng miệng. Hạn chế tối đa những đồ ăn có lượng đường cao như bánh kẹo; thức ăn nhanh, nước ngọt có ga để tránh sâu răng. Thay vào đó, bạn có thể uống các loại nước như trà không đường; hoặc nước ép trái cây tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
– Uống đủ nước mỗi ngày vì miệng khô có thể đẩy nhanh quá trình sâu răng; vi khuẩn gây sâu răng tích tụ trong khoang miệng.
– Thăm khám răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để bác sĩ cạo vôi răng; kịp thời phát hiện những bất thường về răng miệng và điều trị ngay nếu có bệnh lý.
Hi vọng chia sẻ của Nha Khoa Á Châu đã giúp bạn có được câu trả lời: răng nào quan trọng nhất? Mọi thắc mắc về dịch vụ trồng răng implant hoặc bắc cầu răng sứ; quý khách hãy bấm số Hotline: 0987 302 621 hoặc Inbox qua SMS, Zalo để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.