Gần đây, Nha Khoa Quốc Tế Á Châu nhận được rất nhiều câu hỏi, Inbox của khách hàng về vấn đề bị mẻ răng hàm phải làm sao? Răng hàm bị vỡ mẻ làm gì hết? Răng hàm bị mẻ có trám được không?… Trên thực tế, tình trạng bị mẻ răng hàm xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, làm suy giảm chức năng ăn nhai, thậm chí gây đau buốt vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân bị mẻ răng hàm do đâu? Cách xử lý khi bị mẻ răng hàm như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật từ A đến Z cho khách hàng nhé!
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết, răng hàm là các răng nằm ở vị trí số 6,7,8 trên cung hàm của mỗi người. Có vai trò đặc biệt trong quá trình ăn nhai, cắn xé thức ăn hàng ngày. Do đó, khi không may chúng bị sứt, vỡ, mẻ đi thì sẽ dẫn đến những cơn đau nhức, ê buốt vô cùng khó chịu. Làm suy giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,… Bên cạnh đó, nếu như phần răng bị mẻ lấn sâu vào tận ngà răng bên trong. Thì tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công trực tiếp vào răng. Làm răng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý răng miệng phổ biến khác. Thế nên, bạn cần đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ xử lý sớm nhất nhé.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân gây sứt mẻ răng hàm là gì?
Trước khi tìm hiểu cách điều trị răng hàm bị mẻ nói chung. Hay bị mẻ răng hàm trên, bị mẻ răng hàm dưới nói riêng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây sứt mẻ răng hàm là gì nhé!
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, bị mẻ răng hàm có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do sự tác động mạnh vào răng. Cụ thể như sau:
- Người bệnh bị chấn thương do va đập bên ngoài nên sẽ làm răng bị mẻ, vỡ,… Gây cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu, đặc biệt là khi ăn nhai.
- Cắn phải những vật rất cứng trong quá trình ăn uống hoặc cắn nắp chai, đũa, đá,…
- Có bệnh lý về răng miệng trước đó cũng tăng nguy cơ bị mẻ răng hàm.
- Cơ thể bị thiếu khoáng chất, điển hình như răng thiếu canxi, flour, khoáng chất thiết yếu. Thì dễ có nguy cơ cao bị vỡ, mẻ răng hơn khi nhai hơn những người có tình trạng răng khỏe mạnh.
- Sâu răng cũng là nguyên nhân chính khiến cho răng bị mẻ, vỡ,… Gây cảm giác nhức buốt, khó chịu.
Các nguyên nhân gây sứt mẻ răng hàm khác
- Ăn uống không khoa học, sử dụng quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas thường xuyên. Ăn thực phẩm chứa thành phần axit nhiều như cam, bưởi, chanh, nước ngọt có gas,… Làm bào mòn, gây hại cho răng nên dễ bị mẻ răng.
- Tật nghiến răng cũng dẫn đến tình trạng răng hàm bị vỡ mẻ. Lý do bởi khi nghiến thì 2 hàm răng siết chặt và mạnh vào nhau. Nên sẽ làm men răng bị mòn dần đi theo thời gian, đồng thời làm răng yếu hơn.
Tác hại khi bị mẻ răng hàm
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết, răng hàm bị mẻ tưởng chừng như đơn giản. Nên nhiều người thường hay chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, tình trạng này nếu kéo dài không xử lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng, đời sống sinh hoạt. Cũng như các hậu quả kèm theo như sau:
Mẻ răng hàm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, gây đau nhức
- Mặc dù răng hàm ở vị trí trong cùng, nên bạn chưa thấy nhiều ảnh hưởng về tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, chúng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Nếu không điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Vì nếu thức ăn bị giắt vào mà không được làm sạch kỹ lưỡng, sạch sẽ.
- Trường hợp nếu như tình trạng mẻ răng lộ tủy thì sẽ gây hiện tượng ê buốt và đau nhức dai dẳng vô cùng khó chịu. Ảnh hưởng lớn đến tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn luôn cảm thấy buốt răng mệt mỏi mỗi khi thay đổi thời tiết, môi trường. Hay tiếp xúc với đồ ăn nóng, lạnh, chua cay,… Đặc biệt chúng thường gây đau nhiều về ban đêm, nên ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Đau Nhức Răng Khi Nhai Phải Làm Sao?
Răng hàm bị mẻ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai thức ăn
- Răng hàm bị mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong. Từ đó gây nhiễm trùng, viêm nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng,… Nên gây tổn thương lớn đến mô mềm trong khoang miệng.
- Mẻ răng hàm còn tạo ra các gờ nhọn và sắc, bén. Thế nên, nếu chẳng may bạn vô tình đá lưỡi hoặc nhai vào má có thể gây chảy máu hoặc viêm loét miệng.
- Răng hàm bị vỡ mẻ còn ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, thức ăn khó được nghiền nát. Nên gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, đại tràng,…
- Sứt mẻ răng hàm còn khiến người bệnh rất khó phát âm như âm hơi, âm gió như: x, s, tr, ch, ph,… Đặc biệt là trong việc học tiếng Anh.
Giải pháp phục hình răng hàm bị vỡ, mẻ hiệu quả
Tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, sau khi thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng hàm bị vỡ mẻ của khách hàng. Bác sĩ sẽ chỉ định và tư vấn cho khách hàng phương pháp khắc phục phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể như sau:
Trám răng hàm bị mẻ, vỡ
Đây là một trong những phương pháp khá phổ biến và được nhiều khách hàng tin chọn nhiều năm qua. Ưu điểm của trám răng hàm bị mẻ vỡ đó là thao tác đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn răng thật. Cùng với chi phí khá rẻ, phù hợp với hầu hết đối tượng khách hàng khác nhau. Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng trong nha khoa. Thông thường là Composite để trám bít kín vị trí răng bị khuyết, mẻ. Từ đó giúp tái tạo lại hình dáng răng như ban đầu và che chắn, bảo vệ các mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Trám Răng Bao Nhiêu Tiền?
Bọc răng sứ cho răng hàm bị vỡ, mẻ
Bọc răng sứ là một trong những giải pháp khắc phục răng hàm bị vỡ, mẻ tiên tiến và hiệu quả toàn diện nhất hiện nay. Đây được xem là xu hướng thẩm mỹ mới thời hiện đại. Giúp khách hàng khắc phục hàng loạt khuyết điểm về răng. Điển hình như răng hô, móm, lệch lạc, răng thưa, răng nhiễm màu, răng sứt mẻ, vỡ, răng sâu hỏng,… So với trám răng thì bọc răng sứ cho răng hàm bị mẻ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, cả về sức ăn nhai, tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ sử dụng. Có thể hiểu một cách đơn giản, bọc răng sứ thẩm mỹ là quá trình các bác sĩ sẽ khoác một hoặc nhiều chiếc áo sứ mới cho răng. Để khắc phục các khiếm khuyết của răng.
Để thực hiện bọc răng sứ, các bác sĩ sẽ tiến hành mài chỉnh các răng cần điều trị với tỷ lệ nhất định. Nhằm để tạo mặt tiếp xúc hoàn hảo giữa răng thật và răng sứ. Đảm bảo sau khi phục hình xong răng sứ được bọc sát khít với răng thật. Và không gây cộm cấn, vướng víu khó chịu khi ăn nhai thức ăn, giao tiếp,… Sau đó, bọc/chụp mão sứ bên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh. Bảo vệ tối đa cho chiếc răng thật bên trong.
Có thể bạn quan tâm: Bọc Răng Sứ Có Ăn Đồ Cứng Được Không?
Nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị phù hợp
Bên trên là 2 kỹ thuật khắc phục tình trạng răng hàm bị vỡ mẻ phổ biến nhất. Tuy nhiên, để xác định chuẩn xác kỹ thuật phục hình răng hàm vỡ, mẻ nào tối ưu ở từng trường hợp răng miệng cụ thể của khách hàng. Thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân khiến răng bị sứt mẻ vỡ, mức độ tổn thương của các mô răng hiện tại. Sức sống của tủy, tình trạng của răng đối diện, tiền sử bệnh lý của chiếc răng cần điều trị,… Do đó, để biết bạn nên chọn phương pháp nào hiệu quả. Thì bạn nên dành thời gian đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và thăm khám kỹ lưỡng, sau đó tư vấn cụ thể cho bạn nhé.
- Thông thường, nếu trường hợp răng hàm của bạn bị vỡ, sứt mẻ nhỏ. Và phần răng bị mất cũng không nhiều, không quá lớn. Thì bạn chỉ cần trám răng là có thể tái tạo hiệu quả hình dáng răng như mong đợi. Bảo vệ răng thật khỏi vi khuẩn có hại tấn công.
- Tuy nhiên, đối với các trường hợp răng hàm bị mẻ, vỡ quá lớn hoặc đã lấy tủy. Thì thường bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chọn bọc răng sứ để đảm bảo hiệu quả phục hình tối ưu nhất, ăn nhai thoải mái và tuổi thọ dài lâu.
So sánh kỹ thuật bọc răng sứ với trám răng chi tiết
TRÁM RĂNG |
BỌC RĂNG SỨ |
|
Thời gian thực hiện |
Giao động từ 10 – 15 phút cho mỗi vị trí trám. | Từ 2 – 3 ngày. |
Độ bền chắc |
Thấp, dễ bị bong tróc, lệch ra khỏi vị trí trám. | Cao, vượt trội hơn cả răng thật. Ăn nhai thoải mái. |
Thời gian sử dụng |
Khoảng từ 2 – 3 năm. | Trên 15 năm. |
Ảnh hưởng lên răng thật |
Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật. | Cần phải mài cùi răng thật để làm trụ. |
Chi phí thực hiện |
250.000-300.000 VNĐ/1 Răng. | 1.000.000 – 5.500.000 VNĐ/1 Răng. |
Bí quyết chăm sóc răng bị mẻ, vỡ hiệu quả tại nhà
Sau khi tìm hiểu xong nguyên nhân bị mẻ răng hàm? Cách điều trị răng hàm bị vỡ mẻ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề cũng khá quan trọng đó là cách chăm sóc răng bị mẻ, vỡ hiệu quả tại nhà nhé!
Trong trường hợp nếu như bạn chưa có điều kiện hay thời gian để đến gặp bác sĩ chuyên môn điều trị ngay. Thì lúc này bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống và chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách. Để ngăn ngừa răng bị tổn thương, hư hỏng nặng nề thêm nhé. Cụ thể như sau:
Ăn thức ăn mềm, không nên ăn đồ cứng dai
Bạn nên ăn những đồ ăn mềm, tránh thức ăn dai cứng trong các bữa ăn. Để hạn chế tăng áp lực nhai lên răng, khiến cho răng bị mẻ, vỡ nặng hơn. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và khó điều trị về sau. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống này cho đến khi quá trình phục hình hoàn tất tại phòng khám nha khoa.
Hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Lý do bởi vì những răng đang bị vỡ, mẻ thường sẽ khá nhạy cảm với nhiệt độ. Đặc biệt là quá nóng hoặc quá lạnh. Do đó, để tránh bị đau buốt răng thêm trầm trọng thì bạn hạn chế ăn chúng cho đến khi điều trị dứt điểm nhé.
Uống thuốc giảm đau răng khi cần thiết
Nếu như tình trạng răng hàm bị vỡ mẻ gây đau nhức, ê buốt khó chịu. Đặc biệt là vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Thì lúc này bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa để giảm nhanh tại nhà.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên
Đây cũng là việc bạn nên làm thường xuyên mỗi ngày. Đặc biệt súc miệng khi răng bị mẻ, vỡ sẽ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm nhiễm.
Nhai bằng bên hàm không có chiếc răng bị mẻ, vỡ
Với chỗ có chiếc răng bị mẻ, vỡ thì bạn nên tránh ăn nhai tối đa để không làm tổn thương thêm. Tuy nhiên, việc ăn nhai một bên hàm thường xuyên hoàn toàn không tốt. Do đó, tốt nhất là bạn nên khắc phục tình trạng răng bị mẻ, vỡ sớm nhất có thể nhé.
Có thể bạn quan tâm: Đau Nhức Răng Về Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Dùng sáp nha khoa để che gờ răng sắc nhọn
Để tránh tình trạng những răng mẻ, vỡ khá sắc nhọn cứa vào lưỡi hoặc lợi khi ăn nhai hoặc giao tiếp làm chảy máu, tổn thương. Thì bạn nên che phủ các gờ sắc nhọn của răng này lại bằng sáp nha khoa. Bạn có thể tìm mua chúng tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc răng miệng trên thị trường.
Bên trên là những cách để giúp ngăn chặn tình trạng tổn thương nặng nề thêm do bị mẻ răng hàm gây ra mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, để có thể chữa trị dứt điểm tình trạng răng hàm bị vỡ mẻ. Thì bạn nên dành thời gian đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị nhanh chóng và hiệu quả cao nhất nhé.
Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về bị mẻ răng hàm phải làm sao? Răng hàm bị vỡ mẻ làm gì hết? Răng hàm bị mẻ có trám được không?… Để được tư vấn thêm về dịch vụ trám răng. Hay bọc răng sứ cho răng hàm bị vỡ, mẻ nhanh chóng, hiệu quả cùng chi phí hợp lý. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số HOTLINE: 0987 302 621. Hoặc INBOX trực tiếp để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ: 95 E Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.