Nhổ răng là một thủ thuật đơn giản trong Y khoa; được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp răng bị sâu hỏng nặng, răng khôn mọc ngầm; nhổ răng khi niềng hay phục hình răng,… và vấn đề lành thương được nhiều người quan tâm nhất. Vậy nhổ răng bao lâu thì lành, có phải kiêng gì không? Nhổ răng bao lâu thì liền lợi? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Nhổ răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Trước khi tìm đáp án nhổ răng bao lâu thì lành, bạn nên hiểu rõ nhổ răng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Thực tế nhổ răng là thủ thuật đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng; thế nhưng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khi thật sự cần thiết; ví dụ như răng bị sâu hỏng nặng không thể điều trị bảo tồn bằng hàn trám, bọc răng sứ; răng khôn mọc ngầm, mọc xiên hoặc nhổ răng để niềng răng; răng bị gãy vỡ do tai nạn, chấn thương ở mức độ nặng, nghiêm trọng,…
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết nhổ răng là chỉ định bắt buộc để loại bỏ những chiếc răng bị bệnh, sâu hỏng nặng; bị tổn thương không thể phục hồi ra khỏi hàm răng để bảo vệ các răng xung quanh tối đa; chấm dứt cơn đau nhức kéo dài, viêm nhiễm,… Vì vậy, việc nhổ răng sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe như nhiều người lo lắng.
Tuy nhiên, nhổ răng cũng có sự can thiệp của dao kéo vào sâu bên trong xương ổ răng; thế nên cảm giác đau nhức sau khi điều trị là điều không tránh khỏi. Một điều đặc biệt quan trọng nữa mà các bạn cần lưu ý đó là: Khi nhổ răng, hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện; bởi vì chỉ cần một sai phạm nhỏ cũng có thể dẫn đến những thương tổn đối với các dây thần kinh; khiến cho tình trạng đau nhức kéo dài hơn.
Nhổ răng bao lâu thì lành?
Khi có nhu cầu nhổ răng hoặc sau khi nhổ răng xong thì vấn đề lành vết thương được rất nhiều người quan tâm. Vậy nhổ răng bao lâu thì lành? Thời gian lành thương sau nhổ răng là bao lâu?
Trên thực tế, mỗi người có cơ địa khác nhau nên thời gian hồi phục vết thương sau nhổ răng cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, trung bình thời gian lành thương khoảng từ 2 – 3 ngày; hoặc chậm hơn 1 – 2 tuần tùy thuộc vào tay nghề nhổ răng của bác sĩ, răng nhổ thuộc trường hợp răng khó hay dễ; cũng như cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà của mỗi người sau khi nhổ răng.
Yếu tố quyết định đến thời gian lành thương sau nhổ răng
– Tay nghề của bác sĩ quyết định đến 80% sự thành công của ca nhổ răng, cũng như sự hồi phục sau đó. Nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm sẽ nhanh chóng lấy chiếc răng hư hỏng ra khỏi xương hàm; không để sót lại chân răng, đồng thời không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh trên mặt.
– Răng nhổ thuộc trường hợp dễ nhổ hay khó cũng ảnh hưởng thời gian lành vết thương nhanh hay chậm. Với những trường hợp răng khó, nhiều chân răng, vết thương hở rộng bác sĩ cần đặt thuốc cầm máu (Haemostaticspongel); rồi khâu vết thương bằng chỉ tiêu hoặc không tiêu cầm máu theo mục đích điều trị ban đầu.
– Cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân sau nhổ răng cũng ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương. Do đó, để tránh tình trạng viêm nhiễm, đau nhức khó chịu kéo dài và giúp vết thương nhanh lành hơn; thì bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Có Nên Nhổ 4 Răng Khôn Cùng Lúc? Cần Lưu Ý Gì Khi Nhổ?
Nhổ răng bao lâu thì liền lợi?
Nhổ răng bao lâu thì liền lợi cũng được nhiều người quan tâm không kém nhổ răng bao lâu thì lành? Thực tế thì thời gian liền lợi sau nhổ răng còn tùy thuộc vào kích thước chân răng nhổ cụ thể.
Trường hợp nếu răng nhổ chỉ có 1 chân răng (răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ 2 hàm trên) thì thời gian đầy huyệt ổ răng có thể chỉ là 1 tháng. Tuy nhiên nếu răng có 2 chân trở lên như răng cối (răng hàm lớn); răng khôn mọc lệch sâu trong cùng thì thời gian liền lợi có thể đến tận 4 tháng.
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết 4 tháng là thời điểm lành thương của xương hoàn toàn; trong đó huyệt ổ răng được lấp đầy bởi xương như một bộ phận liên tục của xương hàm. Còn sự lành thương của mô lợi đã có sau 2 tuần và sau 1 tháng thì lợi trưởng thành. Do đó, gần như 2 tuần sau nhổ răng tất cả các triệu chứng khó chịu của bạn đã giảm đi rất nhiều, thậm chí biến mất.
Xem thêm: Review Nha Khoa Tốt Và Uy Tín Hà Nội
Sau khi nhổ răng bao lâu thì ăn được?
Vấn đề ăn uống sau nhổ răng cũng được nhiều bạn quan tâm không kém nhổ răng bao lâu thì lành. Vậy sự thật sau khi nhổ răng bao lâu thì ăn được?
Thực tế thời gian có thể ăn uống sau nhổ răng còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng vết thương sau nhổ răng; chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng của mỗi người,… Do đó, có nhiều người thì mới nhổ răng vẫn có thể ăn uống bình thường; cũng có một số người thì cảm thấy khó chịu, đau ê nên ăn uống khó khăn.
Lời khuyên của các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu dành cho bệnh nhân sau khi nhổ răng nên chờ ít nhất từ 4 – 5 giờ đồng hồ khi vết thương đã ổn định, ngưng chảy máu. Lúc này bạn nên ăn các móm dễ nhai nuốt như cháo, súp, bún, sữa,…; để cảm thấy dễ chịu, thoải mái, không gây đau nhức và vết thương chóng lành hơn.
Lưu ý sau 4, 5 giờ nhổ răng bạn có thể ăn uống để đảm bảo sức khỏe; thế nhưng không nên nhai trực tiếp tại vị trí mới vừa nhổ răng để không ảnh hưởng đến vết thương; gây đau nhức khó chịu, chảy máu và kéo dài thời gian hồi phục. Sau khi nhổ răng khoảng 1 – 2 tuần, vết thương đã hồi phục hoàn toàn; lúc này bạn có thể ăn uống một cách thoải mái như bình thường mà không cần kiêng khem quá nhiều nữa.
Nhổ răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Mặc dù nhổ răng chỉ là thủ thuật đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, để đảm bảo vết thương nhanh chóng hồi phục thì bạn nên ăn uống khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm nên ăn sau nhổ răng
– Một vài ngày đầu sau nhổ răng bạn có thể gặp tình trạng sưng đau nhẹ; nên việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn sẽ có đôi chút khó chịu hơn so với bình thường. Do đó, bạn nên ăn các món ăn dễ nuốt như cháo, súp, bún, các món canh được hầm nhừ,…
– Ăn uống đa dạng nhiều loại thịt, cá, trứng, hải sản, rau củ,… bằng cách cắt nhỏ, băm nhuyễn để dễ nhai nuốt; các thực phẩm này sẽ bổ sung đạm, vitamin, protein và các khoáng chất cần thiết để thúc đẩy quá trình tái tạo và hồi phục các mô quanh răng nhanh hơn.
– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi mỗi ngày để cung cấp nhiều chất xơ; vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình lành thương sau khi nhổ răng. Để không gây đau hay khó chịu khi nhai, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép lấy nước uống.
– Sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành; sữa đậu xanh và các chế phẩm từ sữa khác cũng là nguồn cung cấp một hàm lượng canxi, đạm khá tốt; hỗ trợ quá trình hồi phục của các mô nhanh chóng, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều.
– Uống đủ nước mỗi ngày để tăng khả năng bài tiết của cơ thể; kích thích sản xuất nước bọt giúp khoang miệng không bị khô; ngăn ngừa vi khuẩn sản sinh gây nhiễm trùng vết thương sau nhổ răng.
Thực phẩm cần kiêng dùng sau nhổ răng
Bạn sẽ không cần băn khoăn về vấn đề nhổ răng bao lâu thì lành nữa; đồng thời không lo lắng vấn đề đau nhức, chảy máu,… nếu như kiêng cữ các loại thực phẩm dưới đây sau khi nhổ răng.
– Tránh xa các món ăn dai, cứng, nhọn, có xương,… để không làm chảy cục máu đông; dễ gây viêm nhiễm và khiến vết thương lâu lành.
– Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng, các món quá lạnh, quá chua. Bởi các đồ ăn này rất dễ làm kích thích vùng nướu răng vừa nhổ gây đau rát, chảy nhiều máu.
– Tránh ăn thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường hoặc các loại bánh quy giòn, gà rán, khoai tây chiên,…; bởi khi ăn rất dễ bám dính lại ở vùng nướu răng chưa hồi phục và khó làm sạch. Từ đó làm tăng nguy cơ nướu bị sưng tấy, viêm nhiễm, vết thương hồi phục chậm.
– Kiêng cữ các chất kích thích có hại cho sức khỏe cơ thể; cũng như khiến vết thương lâu lành sau khi nhổ răng như: cà phê, bia rượu, thuốc lá, nước có gas,…
Một số câu hỏi thường gặp sau khi nhổ răng
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất của khách hàng sau khi nhổ răng, bạn có thể tham khảo nhé!
Sau khi nhổ răng có cần kiêng uống sữa không?
Trả lời: Bạn không cần phải kiêng uống sữa sau khi nhổ răng; bởi vì sữa là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho sức khỏe; thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
Ngoài sữa tươi, bạn cũng có thể uống thêm một số loại sữa bổ dưỡng khác như: sữa đậu nành, sữa đậu xanh; sữa hạt sen, sữa hạnh nhân,… để không cảm thấy quá ngán.
Nhổ răng xong có ăn thịt bò được không?
Trả lời: Bạn hoàn toàn có thể ăn thịt bò sau khi nhổ răng để bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cần thiết; tốt cho sức khỏe cơ thể (sắt, kẽm, vitamin, magie,…), giúp đẩy nhanh thời gian lành vết thương. Tuy nhiên, bạn nên chế biến thịt bò sao cho dễ nhai nuốt; ví dụ như xay nhuyễn, hầm nhừ,… để tránh gây đau nhức khó chịu khi ăn.
Mới nhổ răng có ăn được thịt gà không?
Nhiều người cho rằng việc ăn thịt gà sau nhổ răng rất dễ gây tình trạng sưng tấy; mưng mủ và lâu lành vết thương. Ngoài ra thịt gà khá dai nên việc cắn xé rất dễ gây đau nhức, khó chịu khi ăn nhai.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy thịt gà làm sưng, viêm hay mưng mủ; nên bạn vẫn có thể ăn thịt gà sau khi nhổ răng như bình thường. Nhưng để không ảnh hưởng đến vết thương gây đau nhức; bạn cần xé nhỏ, băm nhuyễn thịt gà, nấu cháo, súp, canh hầm,… khi ăn là được.
Những lưu ý và cách chăm sóc sau khi nhổ răng
Ngoài xây dựng chế độ ăn uống khoa học như trên; thì sau khi nhổ răng bạn cần chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để vết thương nhanh lành nhất. Cụ thể:
Giảm đau sau nhổ răng
– Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ sau khi nhổ răng để thấy dễ chịu hơn.
– Bạn có thể chườm đá lạnh bên ngoài vùng má ở vị trí vừa nhổ răng trong ngày đầu tiên. Sau đó chườm ấm vào những ngày tiếp theo giúp làm tan tụ máu bầm nhanh hơn.
– Tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào chạm vào vị trí răng vừa nhổ răng. Đồng thời không nên dùng ống hút, hạn chế khạc nhổ; hắt hơi mạnh để không gây chảy máu, ảnh hưởng đến vết thương.
– Không nên vận động mạnh hay làm việc nặng nhọc quá sức sau khi nhổ răng. Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để vết thương nhanh hồi phục.
Vệ sinh răng miệng
– Nên súc miệng bằng nước ấm sau nhổ răng để khoang miệng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng tối thiểu 2 lần/ngày vào các buổi sáng và tối; thao tác thực hiện nhẹ nhàng, tránh chải trực tiếp vào vùng răng mới nhổ.
– Sau các bữa ăn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng; tránh thức ăn rơi rớt vào ổ răng vừa nhổ, tích tụ mảng bám, vi khuẩn khiến vết thương lâu lành.
– Tái khám và cắt chỉ theo đúng lịch hẹn với bác sĩ nha khoa (nếu có).
– Sau khi nhổ răng bạn phát hiện có các triệu chứng như: đau nhức, sưng viêm; chảy máu kéo dài kèm theo tình trạng nóng sốt, nôn trớ,…; thì hãy gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Xem thêm: Lấy Tủy Răng Lần 2 Có Đau Không? Lấy Mấy Lần Mới Xong?
Vì sao không nên để trống răng sau khi nhổ?
Mặc dù nhổ răng là thao tác đơn giản, lành thương nhanh chóng; thế nhưng sau khi mất răng thì hệ lụy là đáng kể. Do đó, hầu hết các bác sĩ thường điều trị bảo tồn để giữ lại răng thật tối đa; trường hợp nếu răng bị hư hỏng quá nặng, nghiêm trọng thì mới bắt buộc nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên trồng lại răng giả càng sớm càng tốt để phòng tránh những tác hại sau đây:
Tiêu xương hàm khiến khuôn mặt bị lão hóa
Đây được xem là tác hại lớn nhất do mất răng gây ra. Tình trạng tiêu xương hàm sẽ diễn ra âm thầm và khiến cho hình dạng khuôn mặt bị thay đổi đáng kể: 2 má bị hóp vào, da mặt chảy xệ. Vùng da quanh miệng nhăn nheo,… làm cho gương mặt già hơn nhiều so với tuổi thật; tạo tâm lý e ngại, tự ti mỗi khi giao tiếp.
Suy giảm chức năng ăn nhai, dẫn đến bệnh lý về đường tiêu hóa
Tất cả các răng trên cung hàm đều đóng vai trò quan trọng trong việc cắn, xé thức ăn (trừ răng khôn). Do đó, khi bị mất răng thì chức năng ăn nhai chắc chắn sẽ suy giảm; làm cho thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày.
Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ khiến cơ thể bị suy yếu do không hấp thụ được chất dinh dưỡng; vừa làm dạ dày bị quá tải khi phải hoạt động hết công suất, dẫn đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa.
Tăng nguy cơ xô lệch các răng khác trên cung hàm
Sau khi nhổ răng xong sẽ để lại một khoảng trống; tùy vào kích thước răng mà khoảng trống sẽ to hoặc nhỏ tương ứng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các răng bên cạnh; bởi tất cả các răng trên cung hàm đều nâng đỡ và rải đều lực nhai cho nhau.
Vì vậy, khi mất răng sẽ khiến khả năng nâng đỡ không còn chắc chắn như ban đầu; răng ở vị trí đối diện răng mất sẽ bị trồi xuống và các răng lân cận xung quanh bị xô lệch; nghiêng ngả, ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn hàm răng.
Mất răng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
Ngoài những tác hại lớn như trên, mất răng còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt với người lớn tuổi, cơ thể càng dễ suy yếu do chán ăn; ăn uống không ngon miệng và tâm lý thường xuyên mệt mỏi, không vui.
Bên cạnh đó, mất răng còn khiến việc phát âm khó khăn hơn; thẩm mỹ nụ cười bị ảnh hưởng đáng kể (đặc biệt vị trí mất răng là răng cửa, răng nanh) tạo tâm lý e ngại, tự ti mỗi khi giao tiếp với người đối diện.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời: nhổ răng bao lâu thì lành, có phải kiêng gì không? Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc đặt lịch hẹn thăm khám, nhổ răng không đau tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu. Quý khách quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0987 302 621 hoặc Inbox trực tiếp qua SMS, Zalo!
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.