Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Ung thư nướu răng là một bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm, có khả năng dẫn đến tử vong cao. Vậy ung thư nướu răng là gì? Hình ảnh ung thư nướu răng ra sao? Cách nhận biết ung thư nướu răng như thế nào? Cách điều trị ung thư nướu răng hiện nay. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm câu trả lời chi tiết nhé!

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị - ảnh 1
Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

Ung thư nướu răng là gì?

Ung thư nướu răng là một trong nhóm các bệnh ung thư của khoang miệng do nhiều nguyên nhân. Bệnh lý này không phải hiếm gặp và thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới; phần lớn là do liên quan đến yếu tố sử dụng thuốc lá, rượu bia thường xuyên.

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị - ảnh 2
Ung thư nướu răng là tình trạng các tế bào niêm mạc miệng phát triển một cách bất thường; không dưới sự kiểm soát của cơ thể.

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết, ung thư nướu răng là tình trạng các tế bào niêm mạc miệng phát triển một cách bất thường; không dưới sự kiểm soát của cơ thể. Tương tự như các dạng ung thư khác, các tế bào ung thư nướu cũng có thể xâm lân các mô xung quanh và di căn tới các cơ quan lân cận; thậm chí cơ quan ở xa theo đường bạch huyết.

Khi bị ung thư nướu răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng nướu bị tổn thương; thế nên rất nhiều người chủ quan và cho rằng đây là bệnh viêm nướu nên không điều trị sớm. Điểm khác nhau rõ nhất giữa 2 bệnh lý này đó là thời gian đau của ung thư nướu răng sẽ kéo dài hơn; có thể làm thay đổi màu sắc của niêm mạc xung quanh và tổn thương không lành.

Triệu chứng của bệnh ung thư nướu răng

Ung thư nướu răng khiến cho rất nhiều người lo lắng; bởi khi xảy ra những tế bào vùng nướu sẽ tăng sinh bất thường. Trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào này có thể xâm lấn; di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể, gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp:

Nướu răng có vết loét và lâu lành

Dấu hiệu nhận biết phổ biến của ung thư nướu răng đó là xuất hiện các vết loét; có thể gây đau hoặc không đau tùy trường hợp. Vết loét này sẽ khiến màu sắc của niêm mạc xung quanh bị thay đổi; tình trạng viêm loét này có thể kéo dài trên 2 tuần.

Xuất hiện khối u ở nướu

Trường hợp nếu bạn nhận thấy nướu của mình xuất hiện khối u bất thường; khi quan sát thì thấy màu sắc đậm hơn vùng xung quanh; cảm giác đau khó chịu, dễ chảy máu cho dù không tác động mạnh,…; thì bạn nên cẩn trọng bởi vì có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư nướu răng.

Xem thêm: Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị - ảnh 3
Xuất hiện những khối u ở nướu là một trong những dấu hiệu của ung thư nướu răng.

Răng bị lung lay

Đây cũng là một trong những triệu chứng nhận biết sớm của bệnh ung thư nướu răng. Bởi vì khi nướu răng bị tổn thương, chân răng rất dễ bị lung lay, lỏng lẻo hơn người bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế thì răng lung lay cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý thường gặp khác; điển hình như bị viêm nha chu, viêm nhiễm chân răng, sâu răng,…

Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi triệu chứng của chúng khá tương đồng; chính vì vậy khi có dấu hiệu răng lung lay, bất thường; thì bạn nên thăm khám sớm để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân cũng như hướng xử lý phù hợp.

Xem thêm: Mẹo Chữa Đau Răng Sâu Đơn Giản & Cấp Tốc Tại Nhà

Lưỡi bị lở loét

Một trong những triệu chứng nhận biết ung thư nướu răng nữa có thể kể đến lưỡi bị lở loét, thậm chí chảy máu, khó hồi phục. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh rất đau và khó chịu; ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp với người xung quanh.

Ngoài một số dấu hiệu nhận biết ung thư nướu răng phổ biến như trên; bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng vị giác bị thay đổi, máu chảy nhiều trong khoang miệng; sưng hạch bạch huyết hoặc bị sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư nướu răng

Bệnh ung thư nướu răng xảy ra khi các tế bào trong nướu răng phát triển không kiểm soát được và kinh khủng hơn nữa là chúng đột biến trong DNA. Các tế bào ung thư phân chia nhanh hơn và có khả năng sinh tồn mạnh hơn so với tế bào bình thường. Khi các khối u ác tính phát triển và tập trung lại; chúng có thể tấn công và lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể; gây ra những hậu quả khó lường.

Thực tế hiện nay khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư nướu răng. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố được đánh giá là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Yếu tố gây kích thích mạn tính vào lợi

Tật nghiến răng hoặc đeo răng giả sai cách có thể khiến lợi bị tổn thương, kích ứng niêm mạc trong thời gian dài; từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư nướu răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Đây cũng là một trong những yếu tố có thể dẫn đến bệnh ung thư nướu răng. Bởi vì các vi khuẩn có trong khoang miệng nếu không được loại bỏ triệt để; chúng sẽ trú ngụ lại và tấn công niêm mạc miệng gây viêm nhiễm, dần dần gây ung thư khoang miệng; bao gồm cả ung thư nướu răng, nếu chúng được phát hiện muộn.

Xem thêm: Triệt Tủy Răng Bọc Sứ Giá Bao Nhiêu?

Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên

Khói thuốc lá chứa hàng ngàn chất độc hại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Do đó, với những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc; đặc biệt là những người trực tiếp hút thuốc thì rủi ro mắc bệnh ung thư nướu sẽ cao hơn nhiều lần so với người khác.

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị - ảnh 4
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư nướu răng.

Lạm dụng nhiều rượu, chất kích thích

Không chỉ gây hại cho nhiều cơ quan bên trong cơ thể, rượu còn ảnh hưởng đến khoang miệng của con người. Thế nên, những người nghiện rượu sẽ đối diện với nguy cơ mắc ung thư nướu cao hơn so với những người không uống rượu, ăn uống lành mạnh.

Ngoài ra, người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên nhưng không cung cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể; hoặc người ăn ít rau, trái cây, người bị nhiễm vi rút lây truyền qua đường tình dục (HPV), có thói quen nhai trầu,…; cũng là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư nướu răng.

Xem thêm: U Nang Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Cách điều trị bệnh ung thư nướu răng

Việc phát hiện sớm bệnh ung thư nướu răng có thể giúp tăng tỉ lệ sống sót lên đến 80% trong vòng 3 năm đầu. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện muộn thì cơ hội sống sót trong 3 năm chỉ còn khoảng 50%. Vì vậy, việc phát hiện bệnh ung thư nướu răng trong giai đoạn sớm là điều cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Điều này cho thấy bạn tuyệt đối không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên khoang miệng, cơ thể; bởi có thể sẽ khiến bạn hối hận muộn màng.

Một số phương pháp trị bệnh ung thư nướu phổ biến

Thực tế tình trạng, mức độ, giai đoạn ung thư nướu răng, thể trạng ở mỗi người sẽ không giống nhau. Do đó, để xác định phương pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho bệnh nhân; các bác sĩ cần phải thăm khám và kiểm tra thật kỹ lưỡng.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính và các mô xung quanh

Đây là một trong những cách trị ung thư nướu răng phổ biến. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ có thể tiến hành nạo hạch bạch huyết; để phòng ngừa tình trạng những tế bào ung thư xâm lấn các cơ quan khác.

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị - ảnh 5
Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính và các mô xung quanh là một cách điều trị ung thư nướu răng phổ biến.

Hóa trị (Chemotherapy)

Đây là một trong những giải pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại thuốc hóa trị có thể được sử dụng độc lập; hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị hoặc tế bào gốc.

Xạ trị (radiation therapy)

Phương pháp này có mục đích tấn công các tế bào ung thư nướu bằng cách sử dụng các loại tia ion hóa hoặc tia phóng xạ; ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của chúng, thu nhỏ kích thước và giết chết tế bào. Xạ trị có thể được sử dụng độc lập; hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật và hóa trị để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị ung thư.

Bên cạnh các phương pháp chính kể trên; tùy theo giai đoạn và sự phát triển của khối u ung thư nướu mà bác sĩ có thể kết hợp thêm một số phương pháp điều trị khác. Điển hình như truyền máu để bổ sung và thay thế tạm thời lượng hồng cầu bị suy giảm do xạ trị; sử dụng thuốc giảm đau để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn trong lúc điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư nướu răng. Nên ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin cần thiết và dành thời nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc nặng nhọc để tăng sức đề kháng cho cơ thể và khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn.

Ung thư nướu răng sống được bao lâu?

Thực tế ung thư nướu răng sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố; bao gồm giai đoạn phát hiện bệnh, sức khỏe của người bệnh; các phương pháp điều trị được áp dụng và chăm sóc cơ thể, ăn uống của người bệnh.

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị - ảnh 6
Ung thư nướu răng sống được bao lâu?

Tuy nhiên, thông thường với những bệnh nhân phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn 1 và 2 thì có thể sống được 3 năm hoặc hơn (chiếm 80%). Còn trường hợp phát hiện bệnh ung thư nướu răng quá trễ ở giai đoạn 3, 4 thì tỉ lệ sống trên 3 năm thấp hơn (chỉ khoảng 50%).

Hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị ung thư nướu răng

– Sau điều trị ung thư nướu răng, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng của mình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng răng miệng sau khi điều trị ung thư nướu sẽ giúp rút ngắn thời gian lành thương; hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm trùng máu, hoại tử xương hàm,…

– Sau khi điều trị ung thư nướu răng; khoang miệng và vùng nướu sẽ có cảm giác đau ê và nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa; đồng thời có thế chế biến thành dạng lỏng như cháo, súp, nước ép,…

– Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể; để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật ung thư nướu. Bệnh nhân không nên ăn các thực phẩm cay, dai, cứng hay quá nóng hoặc quá lạnh; tuyệt đối không nên sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu bởi vì chúng có thể gây kích ứng đến vết thương; khiến vết thương lâu lành và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

– Duy trì thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đều đặn; dùng bàn chải đánh răng lông mềm, size phù hợp và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng; tránh gây nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, sau khi mới phẫu thuật, bệnh nhân tránh súc miệng bằng nước muối; chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng với nước thường để tránh gây tổn thương mô mềm và kích ứng vùng phẫu thuật.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư nướu hiệu quả

Như Nha Khoa Quốc Tế Á Châu có chia sẻ bên trên; ung thư nướu răng là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ, các yếu tố có khả năng dẫn đến bệnh lý không mong muốn này; bạn nên lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây là một trong những cách giúp phòng ngừa hiệu quả nhất những bệnh lý về răng miệng; bao gồm ung thư nướu răng. Việc chải răng và vệ sinh sạch sẽ, đều đặn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại tấn công; làm tổn thương răng và niêm mạc miệng.

Ung Thư Nướu Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị - ảnh 7
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa tối đa bệnh ung thư nướu răng.

Theo đó, bạn nên sử dụng bàn chải răng có lông mềm, chải ít nhất 2 lần/ngày (buổi sáng và tối); kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng nhằm loại bỏ hết các vi khuẩn; mảng bám trong khoang miệng.

Loại bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt

Để nâng cao sức khỏe và phòng tránh ung thư nướu răng; bạn cần thay đổi các thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích và nghiến răng. Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và ung thư như trà xanh, rau xanh và hoa quả tươi; giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và răng miệng của mỗi người.

Theo dõi sức khỏe răng miệng thường xuyên

Mỗi cá nhân nên chú ý theo dõi sức khỏe răng miệng của mình thường xuyên. Trường hợp nếu phát hiện những bất thường như đau răng, viêm lợi; loét miệng, nướu, sâu răng, chảy máu răng, răng lung lay,…; thì bạn nên gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Tiêm phòng vaccine HPV và khám răng định kỳ

Để ngăn ngừa tối đa bệnh ung thư nướu răng; bạn nên tiêm phòng vaccine HPV và khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để được kiểm tra răng miệng thường xuyên.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ung thư nướu răng. Mọi thắc mắc cần được giải đáp về bệnh lý răng miệng; quý khách hãy bấm số Hotline: 0987 302 621 hoặc Inbox qua SMS, Zalo để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

CHUYÊN GIA TRÊN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tel SMS
    Contact Me on Zalo