Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

5/5 - (5 bình chọn)

Đau răng hàm dưới là tình trạng xuất hiện khá phổ biến hiện nay; ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sinh hoạt và giấc ngủ hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến đau nhức răng hàm dưới là gì? Cách chữa trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết này!

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 1
Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau răng hàm dưới là dấu hiệu của bệnh gì?

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết đau răng hàm dưới thường được chia thành 3 trường hợp. Cụ thể: đau răng hàm dưới bên phải, đau răng hàm dưới bên trái đau răng hàm dưới trong cùng.

Bị đau răng hàm dưới bên trái và bên phải

Có thể hiểu rằng đau răng hàm dưới từ cả bên trái lẫn phải xuất phát từ những nguyên nhân chung; dẫn đến những hệ quả không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số lý do dẫn đến đau răng hàm dưới thường gặp nhất:

Sâu răng

Việc bị đau răng hàm dưới có thể cho thấy sự xuất hiện của những bệnh lý khác nhau; trong đó sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Những thói quen chăm sóc răng miệng sai cách có thể khiến bạn dễ bị sâu răng; các triệu chứng bao gồm răng bị thay đổi màu sắc và trở nên đục hơn so với những chiếc răng còn lại. Trường hợp nếu không được chữa trị kịp thời; sâu răng sẽ ăn mòn răng và khiến chúng trở nên đen và có lỗ trên bề mặt nhai.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 2
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau răng hàm dưới.

Việc bị sâu răng gây đau nhức liên tục, đặc biệt là khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh; từ đó khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đau răng hàm dưới do viêm quanh răng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến việc hình thành cao răng và mảng bám trên bề mặt răng; tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công các mô mềm xung quanh răng, gây ra bệnh lý viêm nha chu.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 3
Đau răng hàm dưới do viêm quanh răng

Viêm nha chu làm đau răng hàm dưới một cách khó chịu và tác động đến hoạt động của hàm răng. Vì vậy, chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Viêm tủy răng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng hàm dưới bên trái hoặc bên phải. Thực tế sâu răng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra bệnh lý viêm tủy răng; từ đó những cơn đau nhức sẽ xuất hiện liên tục, dai dẳng làm cho bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 4
Viêm tủy răng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng hàm dưới bên trái hoặc bên phải.

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn (răng số 8) mọc lệch có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Khi chiếc răng này không có đủ không gian để phát triển hoặc mọc không đúng hướng; nó có thể gây áp lực và chèn ép lên các răng kề bên (điển hình là răng hàm số 7) gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Mặt khác, nếu không được điều trị kịp thời, răng khôn có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy và ảnh hưởng đến chức năng nhai.

Xem thêm: Đau Răng Số 8 Phải Làm Sao?

Áp xe răng dẫn đến đau nhức hàm

Nhiễm trùng răng là một trong những vấn đề khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tình trạng này có thể nhanh chóng lan sang các khu vực khác xung quanh, gây ra sự đau đớn và khó chịu. Áp lực lên răng không chỉ làm cho bạn đau hàm mà còn gây ra những biến chứng đáng lo ngại; như viêm xương, viêm hạch và thậm chí cả tiêu xương hàm. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, đừng nên lơ là mà hãy để ý và chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình.

Đau răng hàm dưới trong cùng

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, bị đau răng hàm dưới trong cùng phần lớn là do mọc răng khôn gây ra. Răng khôn là loại răng cuối cùng mọc ra trong hàm răng; thường bắt đầu phát triển khi con người ở độ tuổi từ 17-25 tuổi. Do mọc trễ nên không có đủ không gian cho chúng mọc ra một cách bình thường. Sự chèn ép của răng khôn có thể gây ra đau răng hàm dưới kéo dài; ảnh hưởng đến sức khỏe của các răng kề bên và dẫn đến các vấn đề về niêm mạc miệng.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 5
Thông thường đau răng hàm dưới trong cùng phần lớn là do mọc răng khôn gây ra.

Bên trên là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau răng hàm dưới. Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân gây đau răng hàm dưới ở từng người; bạn cần phải dành thời gian đi khám trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ tư vấn và quyết định phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Bị đau răng hàm dưới phải làm sao?

Răng hàm dưới là một trong những nhóm răng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xử lý thức ăn; tạo ra lực cắn và xé mạnh mẽ. Vì vậy, khi bị đau răng hàm dưới, chức năng ăn uống của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này còn dẫn đến những vấn đề khác như viêm nhiễm hay thậm chí là mất răng. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần tới bác sĩ ngay khi phát hiện ra triệu chứng đau (cho dù ở mức độ nhẹ) để được điều trị kịp thời và đảm bảo sức khỏe cho hàm răng.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 6
Bị đau răng hàm dưới phải làm sao?

Tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, sau khi thăm khám kỹ lưỡng và dựa vào nguyên nhân của từng bệnh lý; bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, triệt để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân.

Đau răng hàm dưới do bị sâu răng

Khi bị đau răng hàm dưới do sâu răng, liệu pháp phổ biến và hiệu quả nhất là nạo sạch mô răng bị hỏng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám chuyên dụng để phục hình lại răng. Quá trình này giúp che lấp những lỗ đục trên bề mặt răng và ngăn chặn vi khuẩn phát triển; từ đó giữ cho răng của bạn luôn khỏe mạnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Nhổ Răng Sâu Có Đau Không?

Bị đau răng hàm dưới do viêm quanh răng

Đối với trường hợp đau răng hàm dưới do viêm quanh răng, viêm nha chu; bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạch cao răng và các mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng. Sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các dung dịch chuyên dụng trong nha khoa. Điều này giúp đảm bảo điều trị triệt để và ngăn ngừa tình trạng đau răng hàm dưới tái phát.

Đau răng hàm dưới trong cùng do răng khôn mọc ngầm

Khi gặp phải tình trạng đau răng hàm dưới do răng khôn mọc ngầm; bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp phim x-quang để kiểm tra tình trạng răng miệng. Từ kết quả phim quang, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng đau đớn này.

Trường hợp nếu bác sĩ xác định răng khôn mọc thẳng, có đủ chỗ nhưng bị cản trở bởi xương và nướu; lúc này bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng tách phần nướu mọc trùm để răng mọc lên bình thường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên gây chèn ép; ảnh hưởng đến răng hàm bên cạnh (răng số 7) thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 7
Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch là cách trị đau răng hàm dưới được nhiều người thực hiện.

Hiện nay công nghệ nha khoa ngày càng phát triển hiện đại nên quá trình nhổ răng khôn diễn ra rất nhanh chóng, không đau và nhanh hồi phục; do đó nếu bạn phải nhổ bỏ răng khôn phiền toái này thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm; hư hỏng các răng khác và những biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể.

Xem thêm: Răng Khôn Bị Sâu: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Có Nên Nhổ Bỏ Không?

10 cách trị đau răng sâu đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Trường hợp nếu như bạn chưa có thời gian rãnh để đến nha khoa khám và điều trị đau răng hàm dưới; bạn cũng có thể áp dụng những cách sau đây tại nhà để giúp dễ chịu và giảm đau răng. Lưu ý: đây chỉ là những mẹo tạm thời tại nhà, không thể chữa trị dứt điểm bệnh lý. Do đó, tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ để điều trị sớm nhất nhé.

Nước muối giúp giảm đau răng

Súc miệng bằng nước muối là cách làm được nhiều người áp dụng; bởi cách này đơn giản nhưng có khả năng phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau răng nhanh chóng, hiệu quả. Khi được đưa vào khoang miệng, nước muối sẽ tràn qua các kẽ răng và nướu; giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại, làm giảm sự ê buốt và đau nhức của răng.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 8
Nước muối giúp giảm đau răng

Hơn nữa, nước muối sẽ giúp hạn chế cơn đau nhức răng tiến triển tệ hơn bằng cách giảm sưng, viêm; tăng khả năng chữa lành vết thương và giảm đau họng hiệu quả.

Cách thực hiện: Đầu tiên, hãy rót nước ấm vào cốc và cho muối vào, khuấy đều cho đến khi tan hết. Sau đó, súc miệng đều đặn khoảng 4-5 lần mỗi ngày để giảm sưng viêm và giúp các mô mềm chữa lành nhanh hơn. Đây là một trong những mẹo chữa đau răng khá hiệu quả; đặc biệt đối với những trường hợp đau răng do viêm nướu hoặc viêm quanh chân răng.

Giảm đau răng sâu hàm dưới với rượu

Rượu có chứa cồn, là một chất sát khuẩn tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả; đồng thời giảm sưng viêm và khử mùi hôi khó chịu nhanh chóng. Ngoài rượu trắng, rượu hạt cau hay rượu hạt gấc cũng được nhiều người ngậm để giảm đau răng.

Cách giảm đau răng hàm dưới trong cùng bằng chườm đá lạnh

Để giảm đau răng, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm đá lạnh. Đặt túi chườm lạnh hoặc đá lạnh lên vùng đau răng trong vài phút để làm giảm sự nhức nhối và đau đớn. Các dây thần kinh cảm giác sẽ bị tê liệt bởi lạnh; giúp giảm đau răng nhanh chóng và an toàn mà không cần sử dụng thuốc giảm đau. Đây là một trong những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả trong việc giảm đau răng; đặc biệt là răng khôn.

Trị đau răng sâu hàm dưới với gừng, tỏi

Bạn có thể thử cách giảm đau răng bằng gừng và tỏi. Đặc biệt, trong tỏi chứa hoạt chất allicin giúp kháng khuẩn; làm giảm đau và sưng viêm. Hãy nghiền nát một ít gừng và tỏi, trộn đều với một chút muối và đắp lên vùng răng đau. Sau đó, giữ nguyên trong khoảng 15-20 phút trước khi súc miệng lại thật sạch với nước ấm. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm đau răng một cách tự nhiên và hiệu quả; nhưng bạn cũng cần phải lưu ý pha loãng tỏi để tránh kích ứng hoặc phỏng nướu.

Sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc

Một trong những giải pháp để giảm đau răng tạm thời là sử dụng thuốc giảm đau; tuy nhiên việc lạm dụng thuốc có thể gây hại cho sức khỏe nên cần chọn lựa đúng loại thuốc phù hợp.

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol); hoặc ibuprofen (Advil) là những loại thuốc được sử dụng để giảm đau răng từ nhẹ đến trung bình.

Paracetamol là thuốc được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn; trong khi đó Ibuprofen không nên sử dụng cho trẻ em. Điều quan trọng cần nhớ là trẻ em dưới 18 tuổi không nên tự ý sử dụng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc

Sử dụng oxy già để giảm đau răng hàm dưới

Một trong những cách giúp giảm đau răng hiệu quả là sử dụng dung dịch súc miệng chứa hydrogen peroxide (oxy già). Dung dịch này được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia khi bạn bị đau răng do sâu răng, nhiễm trùng.

Để sử dụng dung dịch oxy già, bạn cần pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa hydrogen peroxide 3% và nước. Sau đó, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra và súc miệng lại nhiều lần với nước thường để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất trong miệng. Chú ý rằng không được nuốt dung dịch này, do đó bạn cần cẩn thận khi sử dụng. Nên nhớ, phương pháp này không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.

Xem thêm: Đau Răng Kiêng Ăn Gì?

Giảm đau răng bằng đinh hương

Sử dụng đinh hương để làm giảm đau răng hàm dưới tạm thời cũng được nhiều người chọn. Bởi đinh hương có chứa Eugenol, đây là một loại hợp chất gây tê tự nhiên giúp làm giảm đau răng hiệu quả. Hơn nữa, đinh hương còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn; giúp chống nhiễm trùng răng và nướu an toàn.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 9
Giảm đau răng bằng đinh hương

Để thực hiện, bạn hãy dùng bông gòn thấm một lượng tinh dầu đinh hương vừa đủ; sau đó đặt lên khu vực đau răng. Trường hợp nếu bạn không có sẵn tinh dầu thì bạn còn có thể nhai đinh hương khô và giữ nó tại khu vực đau răng trong 30 phút.

Uống trà bạc hà giảm đau răng hàm dưới

Do có đặc tính gây tê nên nhiều người sử dụng bạc hà để uống nhằm giảm đau răng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn có khả năng kháng khuẩn và phòng chống hôi miệng hiệu quả.

Cách thực hiện: Dùng lá bạc hà khô đem ngâm với nước sôi trong 20 phút, sau đó để nguội. Bạn có thể sử dụng để làm nước súc miệng hoặc uống đều được. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi trà bạc hà còn hơi ấm áp trên chiếc răng đau trong vài phút để cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bạn không thích uống trà bạc hà thì có thể sử dụng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà và áp nó vào khu vực đau răng.

Xem thêm: Nhổ Răng Sâu Giá Bao Nhiêu?

Cỏ xạ hương (thyme) 

Cỏ xạ hương (thyme) là một loại thảo mộc có chứa thymol; một hoạt chất có tính kháng khuẩn và kháng nấm. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên sử dụng lá thyme để giúp làm giảm đau răng tại nhà một cách hiệu quả.

Đau Răng Hàm Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 10
Cỏ xạ hương có khả năng làm giảm đau răng tại nhà một cách hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng cách sau: nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào trong ly nước ấm; sau đó sử dụng nước súc miệng này 4-5 lần/ngày. Nếu không có cỏ xạ hương, bạn cũng có thể sử dụng lá húng tây và nhỏ vài giọt tinh dầu của nó vào trên một miếng bông tiệt trùng; sau đó áp lên vùng răng đau. Đây cũng là một trong những cách làm giảm đau răng đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể thử.

Sử dụng gel lô hội (nha đam) giảm đau răng

Ngoài khả năng chữa lành vết bỏng, xoa dịu vết thương ngoài da hiệu quả; gel lô hội cũng được nhiều người áp dụng để làm sạch, dịu khu vực nướu bị sưng đau. Thực hiện đơn giản bằng cách cần áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng cho tới khi cơn đau dịu lại.

Với những thông tin mà Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cung cấp hi vọng đã giúp bạn biết được đau răng hàm dưới nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc cần được giải đáp về các bệnh lý răng miệng; quý khách hãy bấm số Hotline: 0987 302 621 hoặc Inbox qua SMS, Zalo để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

CHUYÊN GIA TRÊN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tel SMS
    Contact Me on Zalo