Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả

5/5 - (5 bình chọn)

Răng mọc lệch vào trong không chỉ tạo tâm lý e ngại, tự ti khi giao tiếp; mà còn gây khó khăn khi vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu; viêm xương hàm, hôi miệng,… Vậy tình trạng này nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu nhé!

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 1
Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tóm tắt nội dung

Răng mọc lệch là gì?

Để tìm được cách điều trị răng mọc lệch vào trong hiệu quả; trước hết bạn nên hiểu rõ thế nào là răng mọc lệch. Đây thực chất là tình trạng răng mọc không thẳng hàng, có sự xô lệch vị trí giữa các răng trên cung hàm. Trong đó, răng mọc lệch vào trong là một dạng phổ biến của răng mọc lệch, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ khuôn mặt; nhất là răng mọc lệch nằm ở nhóm răng cửa, răng nanh phía trước.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 2
Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc không thẳng hàng, cái vào trong cái ra ngoài mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân răng mọc lệch vào trong

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, răng mọc lệch vào trong có nhiều nguyên nhân gây ra; bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, ví dụ như di truyền, bẩm sinh, thói quen xấu từ bé; tật nghiến răng, mút ngón tay,… Cụ thể:

Răng mọc lệch vào trong do di truyền

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến răng mọc lệch nói chung và răng mọc lệch vào trong nói riêng. Trường hợp răng có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với khung xương đều gây ra răng mọc lệch vào trong.

Mặt khác khi răng có kích thước quá lớn mọc lên trước dẫn đến các răng còn lại không đủ khoảng trống thuận lợi để phát triển. Lúc này chúng phải tự thay đổi vị trí mọc, mọc chen chúc, xô lệch vào các răng khác.

Ngược lại, với những răng có kích thước nhỏ sẽ tạo nên khoảng trống lớn trên hàm; làm tăng nguy cơ răng mọc lệch vào trong, ra ngoài hoặc răng mọc thưa.

Xem thêm: Răng Chìa: Nguyên Nhân, Tác Hại & Cách Điều Trị Hiệu Quả

Răng mọc lệch vào trong do tật nghiến răng

Nghiến răng là tật xấu thường gặp ở nhiều người; có thể gây hại với một hoặc nhiều răng trên cung hàm trong thời gian dài. Thực tế thì tật nghiến răng có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người trưởng thành, trung niên.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 3
Răng mọc lệch vào trong do tật nghiến răng thường xuyên thời gian dài.

Do các răng khi nghiến vào nhau sẽ tạo ra áp lực lớn; lâu dần có thể khiến răng đang mọc bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Thậm chí gây mòn men răng và dẫn đến sâu răng, viêm tủy răng.

Tật nghiến răng thường diễn ra khi ngủ nên rất khó để kiểm soát và ý thức được thói quen này. Theo các số liệu thống kê hiện nay có khoảng từ 5 – 20% dân số người Việt Nam có dấu hiệu và triệu chứng của tật nghiến răng.

Răng mọc lệch do tật mút ngón tay

Thông thường tật mút ngón tay diễn ra ở trẻ nhỏ, chiếm đến 50% trẻ dưới 1 tuổi mắc phải tật xấu này. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến răng mọc lệch ở trẻ em.

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, tùy vào vị trí đặt ngón tay và điểm tựa răng trên xương hàm của trẻ khi mút sẽ khiến răng có sự dịch chuyển khác nhau; điển hình như răng cửa nghiêng về phía trước, răng bị thưa, lệch vào trong, lệch ra ngoài,…

Răng mọc lệch do thở bằng miệng

Thói quen này tưởng chừng vô hại nhưng đây lại là nguyên nhân gây ra răng mọc lệch lạc, hô chìa ở nhiều người. Có thể do bệnh lý về đường hô hấp, viêm mũi, viêm xoang hoặc thói quen thở miệng; nhất là khi ngủ sẽ khiến răng hàm dần hô chìa về phía trước theo thời gian. Lúc này, hàm dần trở nên nhọn hơn, răng dễ bị lệch lạc và khớp cắn bị hở.

Răng mọc lệch do thói quen nằm sấp

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến răng mọc lệch ở một số người. Thói quen nằm sấp khi ngủ thường xuyên có thể khiến răng mọc lệch vào trong do áp lực cơ thể lên miệng và má. Mặt khác, sự biến đổi của răng khi nằm sấp có thể không xuất hiện ngay; nhưng sẽ ảnh hưởng từ từ đến cấu trúc răng và khiến các răng dần dịch chuyển, bị chênh lệch vị trí răng và răng dần trở nên lộn xộn.

Thói quen này sẽ tác động đến răng hàm của trẻ em nhanh hơn so với người lớn; bởi răng của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa ở vị trí cố định; vẫn còn mềm nên dễ bị mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài (tùy trường hợp).

Răng mọc lệch vào trong do chấn thương

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị té ngã, chấn thương ở vùng mặt; nên dễ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, gãy răng, thậm chí còn bị lệch khớp hàm làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt; ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng về sau.

Xem thêm: Chỉnh 2 Răng Cửa Bị Hô Bằng Cách Nào Hiệu Quả? Giá Bao Nhiêu?

Những trường hợp răng mọc lệch vào trong thường gặp

Răng mọc lệch có thể gặp ở tất cả vị trí răng trên cung hàm; trong đó răng số 8 (răng khôn) có tỷ lệ mọc lệch lớn nhất do chiếc răng này mọc cuối cùng và xuất hiện khi con người ở độ tuổi trưởng thành, xương hàm chắc chắn. Ngoài ra, một số trường hợp răng mọc lệch lạc dễ bắt gặp khác như: răng cửa, răng nanh, răng số 7,… với hình thức mọc lệch như sau:

– Răng cửa mọc lệch vào trong

– Răng số 8 (răng khôn) mọc lệch gần, lệch xa và lệch má

– Răng số 7 mọc lệch vào trong hoặc lùi ra ngoài

– Răng hàm trên và dưới mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài

Răng cửa mọc lệch vào trong

Đây là tình trạng khá phổ biến, các răng cửa mọc bị vênh, lệch so với cung răng và các răng xung quanh; nên gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt, nụ cười.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 4
Răng cửa mọc lệch vào trong là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người.

Một số kiểu răng cửa mọc lệch thường gặp nhất ở nhiều người như: răng mọc hình chữ V (2 răng cửa mọc lệch so với các răng còn lại; cạnh răng tiếp xúc nhau tạo thành góc chữ V); răng cửa mọc lệch nghiêng (răng cửa mọc nghiêng cùng bên hoặc ngược bên); răng cửa mọc lộn xộn (1 hay nhiều răng cửa mọc lệch vào trong hay ra ngoài tạo nên sự lộn xộn giữa các răng),…

Răng số 8 mọc lệch gần, lệch xa và lệch má

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng dễ bị mọc lệch nhất trên cung hàm mỗi người; một số nghiên cứu cho thấy có tới 52,94% người ở độ tuổi từ 26 – 40 gặp phải tình trạng này. Do không có chức năng gì rõ ràng, trong khi đó răng khôn mọc lệch, sai vị trí dễ gây hỏng răng hàm quan trọng số 7; thậm chí còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác; nên hầu hết bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân nên nhổ răng khôn mọc lệch càng sớm càng tốt.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 5
Răng số 8 mọc lệch gần, lệch xa và lệch má

Một số kiểu mọc lệch của răng số 8 phổ biến

– Răng mọc lệch gần: Đây là tình trạng răng khôn mọc lệch về phía răng số 7; khe giữa 2 răng dễ dắt thức ăn và khó được làm sạch; từ đó tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công dẫn tới sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…

Răng mọc lệch xa: Thân răng khôn mọc ngược lại so với răng số 7; chân răng số 8 chạm vào răng số 7 gây nên hiện tượng ê buốt răng khó chịu; ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Nếu không có phương án xử lý sớm, tình trạng này sẽ khiến chân răng hàm số 7 bị tiêu biến; nguy cơ mất chiếc răng này là rất cao.

Răng mọc lệch má: Dấu hiệu nhận biết là đầu răng số 8 hướng ra phía má; lúc ăn nhai dễ gây cộm, cấn vào má làm tổn thương nướu, đau và nhiệt miệng nhiều lần; ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống thường nhật.

Răng số 7 mọc lệch vào trong hoặc lùi ra ngoài

Răng hàm số 7 cũng là chiếc răng có tỷ lệ mọc lệch vào trong; hoặc lùi ra ngoài tương đối cao so với các răng khác trên cung hàm. Một số kiểu mọc lệch răng số 7 phổ biến như mọc lệch nghiêng góc nhỏ hơn 45 độ, mọc ngang góc 90 độ; hoặc mọc lùi vào trong, lùi ra ngoài so với răng số 6 kế bên.

Răng hàm trên mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài

Tình trạng này cũng xuất hiện phổ biến, các răng hàm trên mọc lộn xộn, không theo vị trí nhất định. Thậm chí một số răng còn mọc lệch vào răng khác hoặc lệch hẳn ra ngoài; ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 6
Răng hàm trên mọc lệch vào trong hoặc hướng ra ngoài

Đa số các tình trạng răng hàm trên mọc lệch thường dẫn đến tình trạng răng hô chìa về phía trước; đồng thời hóp 2 bên má gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt, khiến người bệnh e ngại; tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh.

Răng hàm dưới mọc lệch vào trong

Thực tế thì răng hàm dưới có tỷ lệ mọc lệch, lộn xộn, thụt vào trong khá cao do nhiều nguyên nhân; dễ dẫn đến tình trạng răng cắn ngược (răng móm) khiến người bệnh rất tự ti khi giao tiếp; hơn nữa chức năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Răng mọc lệch vào trong có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng; nhưng răng mọc lệch vào trong ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai của người bệnh. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, cao răng, viêm nha chu; viêm nướu, hôi miệng,… hơn so với những người có hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn.

Răng mọc lệch vào trong mất thẩm mỹ, nhất là vị trí răng cửa

Tác hại đầu tiên dễ nhận biết nhất do răng mọc lệch vào trong gây ra đó là mất thẩm mỹ khuôn miệng, nụ cười. Đặc biệt khi răng mọc lệch nằm ở nhóm răng cửa, ranh nanh phía trước sẽ tạo tâm lý e ngại, tự ti mỗi khi giao tiếp; thậm chí hạn chế trò chuyện, giao lưu với những người xung quanh do sợ lộ khuyết điểm.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 7
Răng mọc lệch vào trong mất thẩm mỹ, nhất là vị trí răng cửa

Răng mọc lệch vào trong hạn chế khả năng ăn nhai

Bên cạnh tính thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng; thì răng mọc lệch vào trong còn tác động xấu đến chức năng ăn nhai của người bệnh. Do các răng trên hàm không thẳng hàng, cái đưa ra cái thụt vào khiến cho khớp cắn bị chệch; lúc này thức ăn khó được nghiền nát kỹ lưỡng khi ăn nhai, lâu dần ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe cơ thể.

Răng mọc lệch gây khó khăn khi phát âm

Một tác hại nữa do răng mọc lệch vào trong gây ra đó là khiến người bệnh khó khăn khi phát âm. Thực tế thì việc phát âm chịu tác động trực tiếp từ 3 bộ phận chính: răng, môi và lưỡi. Thế nên, khi các răng mọc lệch lạc, chen chúc, lộn xộn,… (nhất là ở vùng răng cửa phía trước) thì dễ dẫn đến tình trạng nói ngọng; phát âm không tròn vành rõ chữ, ảnh hưởng đến quá trình học tập, giao tiếp; đặc biệt khi học ngoại ngữ.

Xem thêm: Răng Mọc Chen Chúc: Nguyên Nhân, Tác Hại & Cách Điều Trị

Răng mọc lệch khiến tinh thần sa sút

Đa số người có khiếm khuyết về răng đều khá tự ti về bản thân, tinh thần bị sa sút; dễ nhạy cảm và hay lo âu người khác nghĩ ngợi về hàm răng mọc lệch của mình. Sự căng thẳng nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ, học tập làm việc kém hiệu quả; hay cáu gắt, suy nhược cơ thể, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,…

Răng mọc lệch làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng

Đây cũng là một tác hại lớn do răng mọc lệch gây ra; do các răng mọc không ngay hàng thẳng lối sẽ tạo ra những khe hở giữa các răng; lúc này thức ăn dễ bị dắt vào và rất khó để làm sạch hoàn toàn. Dần dần sẽ tạo thành mảng bám gây co răng, sâu răng, viêm nướu, nhiễm khuẩn răng miệng, hôi miệng,…; ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng lẫn sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, với răng khôn mọc lệch còn gây hư hỏng răng số 7; khiến vùng nướu bị sưng viêm, thậm chí gây viêm xương hàm, tiêu xương,… dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Xem thêm: Niềng Răng Có Cải Thiện Mặt Lệch Không?

Nhổ răng mọc lệch và trồng lại răng mới có được không?

Để tránh những tác hại do răng mọc lệch vào trong gây ra như trên; thì nhiều người đã tìm cách khắc phục, một trong số đó là nhổ răng mọc lệch. Thế nhưng, liệu nhổ răng mọc lệch và trồng lại có nên không?

Trường hợp răng cửa và các răng hàm nhai bị mọc lệch vào trong

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết răng thật là răng tốt nhất; thế nên việc bảo tồn răng thật là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh lý răng miệng. Mặt khác, việc nhổ răng thật trồng lại răng giả mới cũng khiến cho bệnh nhân mất nhiều thời gian; tiền bạc và ăn uống không ngon miệng như răng thật.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 8
Trường hợp răng cửa và các răng hàm nhai bị mọc lệch vào trong; đa số các bác sĩ sẽ điều trị bảo tồn.

Chính vì vậy, nhổ răng mọc lệch chỉ nên áp dụng trong trường hợp răng bị sâu hỏng quá nặng không thể điều trị bảo tồn bằng kỹ thuật hàn trám thông thường; viêm tủy răng giai đoạn nặng, bị sứt, vỡ mẻ, gãy mất nhiều thân răng, hay chân răng bị lung lay,…

Trường hợp răng khôn mọc lệch vào trong

Với răng khôn (răng số 8) bị mọc lệch thì đa số bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt; bởi chiếc răng này không có vai trò gì trên cung hàm và dễ gây biến chứng răng miệng nguy hiểm. Điển hình như gây đau nhức răng, ê buốt dai dẳng, nhiễm trùng nướu, ápxe; cứng hàm hoặc khiến chân răng số 7 lung lay, nhạy cảm,…

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 9
Trường hợp răng khôn mọc lệch vào trong, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ để tránh biến chứng.

Cách khắc phục răng mọc lệch vào trong hiệu quả

Hiện nay công nghệ nha khoa ngày càng phát triển mạnh mẽ nên việc khắc phục răng mọc lệch vào trong khá dễ dàng; nhanh chóng và đem lại hiệu quả tối ưu; giúp khách hàng sở hữu hàm răng đều đặn, khít sát, chuẩn khớp cắn và ăn nhai thoải mái như bình thường.

Tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, tùy vào tình trạng răng miệng, mức độ răng mọc lệch nặng nhẹ cụ thể; nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cao nhất. Dưới đây là 3 cách chữa răng mọc lệch vào trong được nhiều người lựa chọn hiện nay; bạn có thể tham khảo nhé:

Niềng răng chỉnh răng mọc lệch vào trong

Niềng răng là kỹ thuật quá phổ biến với nhiều người; giúp khắc phục đa dạng các khiếm khuyết răng như: hô vẩu, chìa, khấp khểnh; lộn xộn, răng móm, răng thưa, sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch vào trong, lệch ra ngoài,…; từ mức độ đơn giản cho đến phức tạp nếu nguyên nhân xuất phát từ răng.

Ưu điểm của kỹ thuật này đó là bảo tồn răng thật, không xâm lấn; hiệu quả điều trị rất cao và duy trì kết quả thẩm mỹ đến trọn đời. Hơn nữa, niềng răng cũng có thể áp dụng được cho mọi độ tuổi khác nhau; từ trẻ em đến người trưởng thành.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 10
Niềng răng chỉnh răng mọc lệch vào trong

Với phương pháp niềng răng chỉnh răng mọc lệch vào trong; bác sĩ sẽ gắn các khí cụ nha khoa chuyên dụng lên răng của bệnh nhân như: dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt,… để tác động tạo lực liên tục; ổn định giúp răng di chuyển dần dần về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, chuẩn khớp cắn.

Trung bình thời gian niềng răng sẽ dao động từ 12 – 24 tháng; tuy nhiên có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào mức độ răng mọc lệch, phương pháp niềng răng và độ tuổi thực hiện.

Xem thêm: Niềng Răng Trả Góp Cho Sinh Viên Chỉ Từ 1 Triệu/Tháng 0 Lãi Suất

Bọc răng sứ chỉnh răng mọc lệch vào trong

Bọc răng sứ cũng là một giải pháp khắc phục răng mọc lệch vào trong hiệu quả; được rất nhiều người ưa chuộng, trong đó có người trẻ tuổi cho đến người lớn, trung niên,…; bởi thao tác thực hiện khá đơn giản, kết quả có ngay chỉ sau 2 – 3 ngày; chi phí hợp lý, ăn nhai chắc chắn, kết quả thẩm mỹ duy trì được dài lâu.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 11
Bọc răng sứ chỉnh răng mọc lệch vào trong

Có thể xem đây là phương án phục hình răng trong thời gian nhanh nhất; tuy nhiên chỉ áp dụng hiệu quả tối ưu cho trường hợp các răng mọc lệch vào trong ở mức độ nhẹ, đơn giản. Thế nên, bạn cần thăm khám răng miệng kỹ lưỡng với bác sĩ để biết trường hợp của bản thân có thể tiến hành bọc răng sứ không nhé.

Với phương pháp bọc răng sứ chữa răng mọc lệch; đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng cần phục hình để tạo khoảng trống lắp mão sứ. Sau đó thực hiện lấy dấu hàm để chế tạo răng sứ đảm bảo các răng đều nhau như mong muốn của khách hàng và có màu sắc trắng sáng tự nhiên như răng thật; đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn hảo, tự tin khi giao tiếp và ăn nhai chắc chắn, tuổi thọ sử dụng lâu bền.

Xem thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu?

Phẫu thuật chỉnh hình chữa răng mọc lệch vào trong

Đối với những trường hợp răng mọc lệch vào trong ở mức độ nặng; phức tạp mà kỹ thuật bọc răng sứ hay niềng răng không thể khắc phục được; thì thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình để đem lại kết quả điều trị tối ưu nhất cho khách hàng.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để loại bỏ bớt phần xương và răng bị mọc lệch; sau đó điều chỉnh đưa răng trở về đúng vị trí mong muốn; đều đặn, hết lệch, hô chìa,… rồi tiến hành cố định bằng nẹp vít nha khoa. Sau khi phẫu thuật, khách hàng sẽ có hàm răng đều đẹp và cấu trúc khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối hơn rất nhiều.

Răng Mọc Lệch Vào Trong: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị Hiệu Quả - ảnh 12
Phẫu thuật chỉnh hình chữa răng mọc lệch vào trong

Mặc dù đây là phương pháp điều trị răng mọc lệch ở mức độ nặng hiệu quả cao. Thế nhưng đòi hỏi tay nghề, trình độ của bác sĩ phải giỏi, dày dặn kinh nghiệm; cùng sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống máy móc, công nghệ y khoa hiện đại nhất. Do vậy, nếu phải thực hiện phục hình răng mọc lệch bằng phương pháp này; thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ và chọn cơ sở nha khoa/bệnh viện uy tín khi điều trị.

Xem thêm: 30 31 32 Tuổi Có Niềng Răng Được Không? Giá Bao Nhiêu?

Cách phòng ngừa răng mọc lệch vào trong hiệu quả

Nếu như không phải là nguyên nhân do di truyền, bẩm sinh; thì răng mọc lệch vào trong hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là những cách giúp hạn chế tối đa tình trạng răng mọc lệch, hô chìa, vẩu,… bạn có thể tham khảo:

– Loại bỏ các thói quen xấu: Bạn nên thay đổi những thói quen xấu của bản thân (nếu có) và hướng dẫn; nhắc nhở trẻ em để hạn chế răng mọc lệch như: nghiến răng, đẩy lưỡi, thở bằng miệng; ngủ nằm sấp, mút ngón tay, bú bình, cắn môi,…

– Nên đeo dụng cụ bảo vệ răng: Trong những lúc chơi thể thao, sinh hoạt ngoài trời có thực hiện các hoạt động mạnh; hay có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên đeo dụng cụ bảo vệ răng miệng để hạn chế lực tác động mạnh lên răng; gây sang chấn khớp cắn, thậm chí làm tổn thương đến cấu trúc răng và xương hàm.

– Trường hợp trẻ em đang trong thời gian mọc răng: Bố mẹ nên dành thời gian đưa trẻ đến thăm khám định kỳ ít nhất 3 – 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín; để Bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng; kịp thời khắc phục và ngăn chặn hiệu quả tình trạng răng mọc lệch vào trong; hoặc mọc hướng ra ngoài, hô vẩu, móm,…

Hi vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục răng mọc lệch vào trong hiệu quả. Để được bác sĩ giỏi thăm khám, chụp CT 3D và tư vấn dịch vụ niềng răng, bọc răng sứ hoàn toàn miễn phí; quý khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0987 302 621 hoặc Inbox trực tiếp qua SMS, Zalo!

CHUYÊN GIA TRÊN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tel SMS
    Contact Me on Zalo