Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

5/5 - (10 bình chọn)

Niềng răng là một trong những giải pháp giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm về răng mà vẫn bảo tồn răng thật tối đa. Điển hình như răng hô, móm, khấp khểnh, lệch lạc, răng thưa,… Sau khi niềng răng xong, bạn sẽ sở hữu ngay một hàm răng đều đặn, chuẩn khớp cắn như ý. Từ đó tự tin hơn rất nhiều trong quá trình giao tiếp, công việc cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện kỹ thuật này. Vậy trường hợp nào không nên niềng răng? Những trường hợp không được niềng răng là gì? Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé! 

Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - ảnh 1
Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Tổng quan về chỉnh nha – niềng răng

Trước khi đi sâu vào vấn đề trường hợp nào không nên niềng răng? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tổng quan về chỉnh nha niềng răng bạn nhé!

Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, niềng răng thực chất là một giải pháp nha khoa thẩm mỹ sử dụng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng trong suốt,… Để sắp xếp, dịch chuyển các răng sai lệch về đúng vị trí chuẩn, đều đẹp trên cung hàm. Từ đó không những đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn hảo khi giao tiếp, thoải mái tinh thần hơn. Mà còn hỗ trợ tốt chức năng ăn nhai, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng thường gặp.

Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - ảnh 2
Tổng quan về chỉnh nha – niềng răng

Tuy nhiên, quá trình niềng răng không phải thực hiện 1 lần là hoàn tất. Mà cần khoảng thời gian từ 12-24 tháng mới đem lại hiệu quả như mong đợi. Trong đó, thời gian niềng răng dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình như tay nghề bác sĩ, phương pháp niềng răng bạn chọn và cách chăm sóc răng miệng sau niềng.

Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau. Bao gồm các loại niềng răng mắc cài và niềng răng máng trong suốt. Mỗi loại đều có những ưu điểm nhược điểm khác nhau. Cả về tính thẩm mỹ, hiệu quả điều trị, sự thoải mái cũng như thời gian điều trị.

Trường hợp nào nên niềng răng?

Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết, đối tượng chính của niềng răng là các trường hợp khách hàng có tình trạng răng bị mọc sai lệch, sai vị trí về phương, chiều và sai lệch so với cung hàm. Cụ thể như sau:

  • Răng hô, vẩu, móm: Đây là tình trạng răng hàm trên bị chìa ra gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Hoặc răng hàm dưới nhô ra và lệch so với răng hàm trên. Trường hợp này xuất hiện khá phổ biến ở nhiều người hiện nay.
  • Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh hay không đều cũng nên niềng răng để cải thiện khuyết điểm.
  • Sai lệch khớp cắn: Tình trạng phổ biến nhất ở dạng này đó là khớp cắn ngập, khớp cắn ngược, khớp cắn chéo.
  • Răng thưa: Khoảng cách giữa các răng lớn hay xa cách nhau làm giảm tính thẩm mỹ khi giao tiếp, cười.
  • Ngoài ra, niềng răng còn có thể chỉnh hình các răng khểnh mọc lệch khỏi răng hàm.

Trường hợp nào không nên niềng răng?

Trên thực tế, để đảm bảo hiệu quả niềng răng tối ưu và hạn chế những ảnh hưởng xấu không mong muốn đến sức khỏe răng miệng. Thì bạn cần phải có sự thăm khám cũng như tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chỉnh nha. Theo đó, một số trường hợp sau đây bạn không nên tiến hành niềng răng.

Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - ảnh 3
Trường hợp nào không nên niềng răng?

Không nên niềng răng khi đang mắc bệnh nha chu nặng

Đây là một trong những tình trạng xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân xuất phát từ viêm nướu mãn tính. Dần dần theo thời gian nếu như bệnh không được điều trị kịp thời thì sẽ phát triển và phá hủy các mô nâng đỡ của răng. Khi tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ gây ra tình trạng tụt nướu và tiêu xương ổ răng. Từ đó làm răng yếu đi rất nhiều so với ban đầu.

Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - ảnh 4
Không nên niềng răng khi đang mắc bệnh nha chu nặng

Mặc khác, khi nướu bị tụt xuống đồng nghĩa rằng chân răng của bạn không thể còn sự vững chắc nữa. Hoặc khi phần xương răng bị tiêu, răng bị yếu đi và phần lợi cũng không còn nơi để bám víu nữa thì niềng răng sẽ không thể thực hiện được. Lý do bởi vì niềng răng mắc cài là 1 kỹ thuật nắn chỉnh răng bằng sự kết hợp lực của mắc cài, dây cung trong 1 thời gian dài.

Vấn đề này bác sĩ sẽ trao đổi với bạn trong lúc thăm khám. Hầu hết bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị bệnh lý trước. Sau đó răng của bạn khỏe mạnh, ổn định sẽ tiến hành niềng răng sau.

Có thể bạn quan tâm: Bị Sâu Răng Có Niềng Răng Được Không?

Trồng răng giả và răng bọc sứ không nên niềng răng

Đối với phương pháp niềng răng mắc cài thì bác sĩ cần phải sử dụng khí cụ chuyên dụng gắn lên bề mặt răng. Nhằm tạo áp lực giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau. Nên nếu phần bọc sứ không được gắn cứng chắc vào cùi răng thật thì dưới tác động của khí cụ niềng sẽ làm cho răng sứ dễ bị bung tuột ra ngoài. Từ đó gây ra cảm giác ê buốt, đau khó chịu cho người gặp phải.

Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - ảnh 5
Trồng răng giả và răng bọc sứ không nên niềng răng

Mặt khác, răng sứ hay răng giả đã được tạo 1 độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Vậy nên khó có thể thực hiện được công đoạn gắn keo để cố định mắc cài trên răng. Tuy nhiên, thực tế trong một vài trường hợp nhất định thì bác sĩ vẫn sẽ chỉ định cho bạn niềng răng.

Có thể bạn quan tâm: Niềng Răng Giá Bao Nhiêu?

Không nên niềng răng khi xương hàm quá yếu

Xương hàm quá yếu cũng là trường hợp không nên niềng răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tối đa. Bản chất của tình trạng này là do cơ địa có cấu trúc và nền tảng xương hàm không cứng chắc. Vậy nên sẽ không đáp ứng yêu cầu dịch chuyển theo lực của mắc cài chỉnh nha. Bên cạnh đó, việc niềng răng khi xương hàm quá yếu sẽ dẫn đến cảm giác đau, ê buốt rất khó chịu. Đồng thời còn làm tăng khả năng răng bị tái xô lệch trở lại ban đầu do quá trình ăn nhai sau này.

Mắc bệnh lý toàn thân cũng tránh niềng răng

Các bệnh lý toàn thân có thể kể đến như động kinh, tim mạch ở mức độ nặng, tiểu đường, tâm thần, căn bệnh ác tính như ung thư máu… Thì hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên niềng răng để đảm bảo an toàn tối đa cho cơ thể.

Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - ảnh 6
Mắc bệnh lý toàn thân cũng tránh niềng răng

Lý giải điều này, các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết khả năng chống lây nhiễm của những người mắc bệnh lý trên rất kém. Vậy nên việc điều trị các vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền. Đồng thời tăng nguy cơ gây nhiễm trùng nặng khá nguy hại.

Ngoài ra, với những người mắc bệnh tim mạch, tâm thần,… Thì trong quá trình niềng răng có thể khiến họ căng thẳng, khó chịu làm cho bệnh lý dễ bị tái phát hơn.

Có thể bạn quan tâm: Bị Mất Răng Có Niềng Răng Được Không?

Người đã thực hiện cấy ghép Implant

Để thực hiện trồng răng Implant (cấy ghép Implant) bác sĩ sẽ đặt 1 trụ răng Titanium vào xương hàm. Nhằm mục đích thay thế cho chân răng đã mất trước đó. Do vậy, trong quá trình niềng răng có thể sẽ làm lung lay chân răng giả này do lực kéo của các khí cụ tác động trong thời gian dài. Từ đó dễ dẫn đến niềng răng thất bại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như tinh thần của bạn.

Trường Hợp Nào Không Nên Niềng Răng? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - ảnh 7
Người đã thực hiện cấy ghép Implant

Mặc dù thông thường với những trường hợp kể trên đều không nên tiến hành niềng răng. Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng của mình có được chỉnh nha hay không? Thì bạn nên dành thời gian đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ chuyên môn cao thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn cụ thể nhé.

Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về trường hợp nào không nên niềng răng? Những trường hợp không được niềng răng? Để được tư vấn thêm về dịch vụ niềng răng không đau, nhanh chóng, hiệu quả cùng chi phí hợp lý. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số HOTLINE: 0987 302 621. Hoặc INBOX trực tiếp để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

=====👇👇👇=====

⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao

☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951

🏠Địa chỉ: 95 E Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/

CHUYÊN GIA TRÊN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tel SMS
Contact Me on Zalo