Răng mọc ngầm một trong những tình trạng xuất hiện khá thường gặp. Và có thể xảy ra ở mọi răng trong cung hàm của mỗi người. Điển hình nhất là ở vị trí răng nanh và răng khôn. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết của răng mọc ngầm thường không quá rõ. Nên khiến cho người bệnh khó nhận ra chỉ dựa vào lâm sàng. Vậy răng mọc ngầm là gì? Răng mọc ngầm thì phải làm sao? Răng mọc ngầm có nên nhổ không? Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Trên thực tế răng mọc ngầm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Tình trạng này khiến cho hàm răng bị thiếu đi, có thể dẫn đến một số bệnh lý hay vấn đề răng miệng khác về sau. Do đó, việc thăm khám và điều trị răng mọc ngầm là việc làm cần thiết. Đặc biệt khi bạn nhận thấy các răng vĩnh viễn của mình không mọc hoàn chỉnh. Là nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên môn cao kiểm tra và xác định chuẩn xác là có răng mọc ngầm không? Từ đó lên kế hoạch điều trị kịp thời và hiệu quả nhanh chóng.
Tóm tắt nội dung
Thế nào là mọc răng ngầm?
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, răng mọc ngầm có đặc điểm chính là mọc nằm sâu ở bên trong xương hàm hoặc ở vị trí dướu nướu. Nhưng không thể tách nướu ra và trồi lên được như những răng khác trên cung hàm. Tuy nhiên, các chiếc răng mọc ngầm hoàn toàn có thể mọc đủ như các răng khác. Nhưng đôi khi có thể chỉ ở dạng nang.
Thực tế cho thấy răng mọc ngầm có thể xảy ra ở mọi răng vĩnh viễn của mỗi người. Tuy nhiên, răng ngầm thường gặp nhất đó chính là răng khôn (hay còn gọi là răng số 8). Lý do bởi vì răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm, trong khi các răng khác đã mọc đầy đủ và đúng vị trí. Thế nên không còn đủ khoảng trống thuận lợi để chúng mọc bình thường và thậm chí là không thể trồi lên. Không những thế, những chiếc răng này thường hay mọc lệch lạc, mọc sai vị trí, mọc xiên, mọc ngang,… Tiếp theo là răng nanh hàm trên, răng hàm nhỏ của hàm dưới và răng cửa giữa của hàm trên.
Răng mọc ngầm không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Mà còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của người gặp phải. Làm răng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nhiễm trùng và phá hủy các răng lân cận. Thậm chí có thể làm tổn thương đến thần kinh khá nguy hiểm.
Tại sao răng lại bị mọc ngầm?
Các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu cho biết răng bị mọc ngầm có nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể như sau:
– Răng bị mọc ngầm do yếu tố di truyền trong gia đình. Nghĩa là trong gia đình bạn có ông bà, cha mẹ gặp phải tình trạng này. Thì khi sinh ra bạn cũng có khả năng cao bị răng mọc ngầm.
– Do cơ địa của bạn phát triển chậm, từ đó khiến răng cũng bị phát triển chậm theo.
– Việc nhổ răng sữa quá sớm nên làm cho các răng bên cạnh di sang làm mất khoảng. Từ đó làm giảm kích thước gần xa của hố mũi, mầm răng lạc chỗ…nên dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm.
– Đối với răng khôn mọc ngầm thường là do không đủ chỗ mọc thuận lợi trên cung hàm để răng trồi lên đúng vị trí. Do chúng mọc sau cùng và mọc ở độ tuổi trưởng thành.
Có thể bạn quan tâm: Viêm Lợi Sưng Má: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Dấu hiệu nhận biết răng mọc ngầm
Một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết răng bị mọc ngầm như sau:
Răng xuất hiện muộn hơn so với bình thường
Trường hợp theo độ tuổi mọc răng thì sự xuất hiện của răng muộn hơn so với những người bình thường. Trong các vị trí răng có răng sữa thì thấy răng sữa vẫn còn tồn tại ở đó.
Không sờ thấy răng trong miệng
Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết răng bị mọc ngầm. Theo đó bạn không sờ thấy răng trong miệng dọc theo vùng xương ổ răng. Hay xuất hiện vùng lợi trồi lên bất thường khi sờ vùng xương ổ răng.
Đau nhức và cảm giác ê buốt khó chịu
Tình trạng đau nhức ê buốt có thể xuất hiện bất chợt hay thường xuyên khi răng bị mọc ngầm. Đặc biệt cảm giác này rõ nhất khi bạn đang ăn nhai thức ăn hàng ngày. Một số trường hợp có thể gây tổn thương thần kinh nên khiến bạn có cảm giác tê bì, đau nhức lan đến tận thái dương và vùng đầu.
Có thể bạn quan tâm: Răng Bị Ê Buốt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Nướu sưng đỏ
Trường hợp khi bạn thấy nướu bị sưng đỏ nhưng lại không thấy răng trồi lên. Thì lúc này cho thấy răng của bạn bị mọc ngầm. Đặc biệt tình trạng này hay gặp nhất ở răng khôn. Có thể gây đau nhức ê ẩm cho bạn trong một thời gian rồi lại hết nhưng răng vẫn chưa mọc trồi lên. Đặc biệt nếu tình trạng này xuất hiện ở hàm dưới thì khả năng mọc ngầm càng cao hơn.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Cấp Tốc, An Toàn Và Hiệu Quả
Hôi miệng và cảm giác đắng miệng
Hôi miệng và đắng miệng cũng là một trong những dấu hiệu của răng bị mọc ngầm. Tình trạng này ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như giao tiếp của người bệnh. Đặc biệt, cho dù là chúng mọc ngầm nhưng khi phần nướu bị sưng lên. Thì vẫn khiến cho các vụn thức ăn, mảng bám sau khi ăn bị giắt lại. Nếu như bạn không chăm sóc vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tấn công. Từ đó gây ra những mùi hôi khó chịu xuất ra từ khoang miệng của bạn.
Để xác định chính xác là bạn có đang gặp tình trạng răng mọc ngầm hay không. Thì cần phải tiến hành chụp X quang răng tại phòng khám nha khoa mới đánh giá rõ được.
Biến chứng răng mọc ngầm như thế nào?
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu, răng mọc ngầm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe răng miệng và cơ thể của người bệnh. Nếu như không được điều trị và xử lý sớm. Một số biến chứng thường gặp nhất như dính khớp, mất nhiều khoảng, lệch đường giữa. Hay thậm chí là tiêu răng bênh cạnh, nang thân răng khá nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn. Đối với răng khôn mọc ngầm ở một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh quanh chân răng. Hủy hoại xương hàm hoặc gây nhiễm trùng máu nguy hiểm đến cả tính mạng.
Chính vì những biến chứng nguy hại có thể xảy ra do răng mọc ngầm. Thì bạn nên thăm khám tại phòng khám nha khoa uy tín càng sớm càng tốt khi phát hiện mình có dấu hiệu răng ngầm như trên. Để bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng không mong muốn. Ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về sau.
Răng mọc ngầm có nên nhổ không?
Răng mọc ngầm ở hàm trên, răng mọc ngầm ở hàm dưới nói riêng hay răng mọc ngầm nói chung có nên nhổ không? Răng mọc ngầm phải làm sao? Được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, việc có nên nhổ răng mọc ngầm không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để biết chính xác trường hợp của bạn có nên nhổ bỏ không thì cần phải thăm khám với bác sĩ chuyên môn mới có quyết định cụ thể.
Khi nào không nên nhổ răng mọc ngầm?
Trên thực tế, nhổ răng nhầm cũng là một tiểu phẫu trong nha khoa. Cần phải tiến hành mở nướu để thấy được răng và nhổ bỏ. Do đó, vẫn có khả năng xảy ra một số vấn đề như các phẫu thuật khác. Nếu như không thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo tay nghề bác sĩ cao. Vậy nên chỉ nhổ răng ngầm khi thực sự cần thiết. Nếu như bạn nằm trong số những trường hợp dưới đây thì bạn không nhất thiết phải nhổ hoặc không nên nhổ. Cụ thể như sau:
Các trường hợp không cần thiết nhổ răng ngầm
- Trường hợp khi răng mọc ngầm có những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng sau khi được chẩn đoán kỹ lưỡng. Tuy nhiên bác sĩ nhận định chúng không gây ra hoặc không tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới những biến chứng về sau. Thì không cần thiết phải nhổ bỏ.
- Trường hợp răng mọc ngầm mọc trong xương. Nhưng chúng vẫn không gây ra đau đớn hay bất kỳ khó chịu, ê buốt gì cho bạn. Do đó, nếu như những chiếc răng này đã mọc ổn định và được đánh giá là lành tính. Thì không nhất thiết phải loại bỏ chúng. Lý do bởi vì các chiếc răng này sẽ nằm im và bình thường trong xương hàm vĩnh viễn. Mà không gây ảnh hưởng có hại cho sức khỏe răng miệng của bạn.
- Một số trường hợp răng mọc ngầm có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới các răng lân cận khá trên cung hàm. Nhưng sau khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ nhận thấy nguy cơ biến chứng nguy hiểm khi tiến hành phẫu thuật. Thì bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng để ra quyết định có nên nhổ không. Có thể sẽ điều trị nội khoa chứ không nhổ răng.
Khi nào nên nhổ răng mọc ngầm?
Thông thường nhổ răng mọc ngầm thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp chúng có thể xảy ra biến chứng hay dấu hiệu ác tính. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nguy hại và các răng lân cận khác trên cung hàm. Cụ thể như sau:
Răng khôn mọc ngầm
Đây là trường hợp cần thiết phải nhổ bỏ răng mọc ngầm để đảm bảo sức khỏe răng miệng và cơ thể tối ưu. Đa số các trường hợp răng khôn mọc ngầm bác sĩ đều khuyên khách hàng nên nhổ bỏ. Bởi vì các chiếc răng khôn này không có lợi ích gì rõ ràng mà thường gây ra những biến chứng xấu, nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Khi chúng mọc lệch lạc, mọc ngầm, mọc xiên, mọc ngang,…, Thậm chí làm cho răng số 7 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến lung lay và yếu dần đi. Trong khi đó, răng hàm số 7 rất quan trọng trong việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn mỗi ngày cho bạn.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ Răng Khôn Có Đau Không?
Răng thường mọc ngầm ác tính
Bên cạnh răng khôn mọc ngầm, thì răng thường mọc ngầm nhưng ác tính cũng cần được nhổ bỏ. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng và cơ thể cho khách hàng. Lý do bởi vì răng thường mọc ngầm ác tính khiến nang răng vẫn tiếp tục phát triển, không dừng lại. Thế nên làm cho thể tích xương hàm của bạn bị giảm dần đi. Độ cứng chắc của cả vòm hàm cũng không tốt nên dễ xảy ra chấn thương khi va chạm và tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, nhổ răng nhầm trong trường hợp này là rất cần thiết để giúp cho xương tự bù và vững chắc hơn. Đảm bảo sức khỏe răng miệng khỏe mạnh tối ưu.
Ngoài ra, một số trường hợp răng thường mọc ngầm lành tính. Không gây hại đến sức khỏe răng miệng và biến chứng xấu. Nhưng nếu chúng làm cản trở và khó khăn cho việc điều trị phục hình trồng răng Implant. Hay cản trở các vấn để chỉnh nha – niềng răng thì bác sĩ vẫn chỉ định nhổ bỏ để thuận lợi hơn cho việc điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Review Nhổ Răng Khôn Chi Tiết Từ A đến Z Từ Khách Hàng
Nhổ răng mọc ngầm không đau, an toàn tại Nha Khoa Quốc Tế Á Châu
Trên thực tế, nhổ răng thường trên cung hàm thì thao tác sẽ khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với răng mọc ngầm thì quá trình nhổ răng sẽ phức tạp hơn nhiều do phải tiến hành bộc lộ răng. Do đó, để đảm bảo kết quả nhổ răng ngầm nhanh chóng, an toàn, hạn chế đau nhức tối đa và hồi phục nhanh. Thì bạn cần tìm chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành nhổ răng nhé.
Có thể bạn quan tâm: Nhổ Răng Khôn Siêu Âm Bao Nhiêu Tiền?
Nha Khoa Quốc Tế Á Châu sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm
Nha Khoa Quốc Tế Á Châu là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng hàng đầu tại Hà Nội. Các bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm tại đây đã nhổ bỏ răng ngầm thành công cho hàng trăm ca lớn nhỏ khác nhau. Từ đơn giản cho đến phức tạp nhất, trong đó có răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc xiên, mọc ngang,… Tất cả khách hàng sau khi nhổ răng ngầm đều phản hồi hoàn toàn hài lòng và ưng ý. Đặc biệt không cảm thấy đau nhức hay ê buốt gì trong và sau khi thực hiện.
Ứng dụng công nghệ nhổ răng tiên tiến trên thế giới
Bên cạnh đó, Nha Khoa Quốc Tế Á Châu đang ứng dụng rất nhiều công nghệ nhổ răng tiên tiến mới và hiện đại trên thế giới. Điển hình như công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm an toàn không đau Piezotome. Công nghệ này có thể giúp bác sĩ phân tách răng ra khỏi tổ chức của nó một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng. Nhờ mũi cắt siêu âm vô cùng sắc bén và linh hoạt. Do đó, đảm bảo ít cắt rạch tối đa và không xâm lấn rộng như những kỹ thuật nhổ răng cũ. Đồng thời, đảm bảo an toàn cao và hạn chế đau đớn, cầm máu tức thì cho khách hàng.
Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về răng mọc ngầm là gì? Răng mọc ngầm thì phải làm sao? Răng mọc ngầm có nên nhổ không?
Để được tư vấn thêm về dịch vụ nhổ răng mọc ngầm an toàn, hiệu quả cùng chi phí hợp lý. Quý khách hàng vui lòng liên hệ số HOTLINE: 0987 302 621. Hoặc INBOX trực tiếp để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ: 95 E Lý Nam Đế – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.