Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả

5/5 - (10 bình chọn)

Niềng răng khi ăn bị đau hay ê buốt là trường hợp không phải hiếm gặp hiện nay. Đây là tình trạng mà hầu như ai khi niềng răng cũng trải qua. Đặc biệt là khoảng thời gian khi mới bắt đầu niềng răng. Tuy nhiên, mức độ chịu đau của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Có người có đau nhiều, có người đau ít. Nhưng tình trạng này cũng khiến khá nhiều người lo lắng. Bạn yên tâm, Nha Khoa Quốc Tế Á Châu sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng trong bài viết sau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân niềng răng khi ăn bị đau và cách giảm đau hiệu quả khi niềng răng như thế nào nhé!

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 1
Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Niềng răng khi ăn bị đau, ê buốt là nguyên nhân do đâu?

Các dấu hiệu niềng răng khi ăn bị đau hay ê buốt là tình trạng xảy ra rất phổ biến mà nhiều người gặp phải. Bởi vì khi niềng răng, các khí cụ niềng sẽ tác động trực tiếp đến răng nướu, nên những cơn đau này là khó tránh khỏi. Vậy nguyên nhân khiến niềng răng khi ăn bị đau và ê buốt là gì?

Kỹ thuật chỉnh nha không đạt tiêu chuẩn

Đối với bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào thì yếu tố tay nghề bác sĩ cũng đặc biệt quan trọng. Quyết định ca điều trị thành công hoặc thất bại. Và niềng răng cũng vậy, tay nghề chỉnh nha được xem là quan trọng nhất để đem đến hàm răng của bạn có đều đẹp như mong muốn. Không gây nhiều đau nhức hay ê buốt khi niềng. Đặc biệt hơn nữa, niềng răng là thủ thuật nha khoa khá tốn thời gian. Có thể mất từ 6-36 tháng tùy trường hợp. Chính vì vậy, bác sĩ chỉnh nha cũng được xem là người bạn hữu của bạn, nắn chỉnh răng của bạn từng chút một. Để mang đến kết quả sau điều trị hoàn hảo nhất, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Từ đó, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 2
Kỹ thuật chỉnh nha không đạt tiêu chuẩn

Trên thực tế, có quá nhiều các đơn vị nha khoa mọc lên như nấm. Trong số đó phần lớn là các cơ sở mới thành lập, chất lượng ra sao chưa được kiểm chứng. Và tất nhiên là hiệu quả chỉnh nha của bác sĩ tại các cơ sở này là không có thể biết rõ được. Chính vì vậy, có khá nhiều trường hợp khách hàng thực hiện niềng răng bởi bác sĩ tay nghề non kém. Trang máy móc thiết bị hỗ trợ không được hiện đại,… nên gặp phải thất bại khi niềng răng hoặc niềng răng khi ăn bị đau, ê buốt. Thậm chí nghiêm trọng hơn còn làm xô lệch cả hàm răng. Khiến tình trạng của khách hàng còn xấu hơn trước khi thực hiện.

Niềng răng khi ăn bị đau, ê buốt do nền răng yếu

Nền răng yếu cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng niềng răng khi ăn bị đau hay ê buốt, khó chịu. Gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng lớn đến tinh thần của khách hàng.

Bởi vì khi niềng răng, bác sĩ sẽ thực hiện những thao tác như gắn các khí cụ chỉnh nha và răng của bạn. Từ đó tạo ra một lực lớn để giúp nắn chỉnh, sắp xếp các răng khuyết điểm về đúng vị trí mong muốn trong khuôn hàm. Cải thiện chức năng ăn nhai và đáp ứng tính thẩm mỹ hoàn hảo dành cho bạn.

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 3
Niềng răng khi ăn bị đau, ê buốt do nền răng yếu

Chính vì vậy, đối với những trường hợp khách hàng khi niềng răng không đảm bảo về sức khỏe, nền răng yếu. Thì cảm giác đau nhức hay ê buốt này là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Trên thực tế, thông thường răng của khách hàng khi không có đủ sức khỏe để chịu lực. Thì sẽ thấy đau khi ăn nhai, ê buốt khoảng từ 1 đến 2 tuần đầu tiên sau khi niềng răng.

Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần được cải thiện và giảm dần đi khi bạn đã quen dần với chúng và răng miệng cũng đã thích nghi hơn. Nếu như bạn cảm thấy đau quá nhiều, và mệt mỏi thì bạn cũng có thể áp dụng những cách giảm đau sau khi niềng răng hiệu quả, được nhiều người áp dụng thành công ở các mục tiếp theo của bài viết này nhé!

Niềng răng khi ăn bị đau do khí cụ chỉnh nha kém

Đây cũng là yếu  tố khá quan trọng có thể khiến bạn bị đau nhức hay ê buốt khi niềng răng. Khí cụ chỉnh nha có thể xem là nhân tố chính ảnh hưởng đến việc niềng răng khi ăn bị đau hay ê buốt khó chịu. Trường hợp khách hàng lựa chọn niềng răng có mắc cài, dây cung. Thì bề mặt răng của bạn sẽ được gắn loại khí cụ này vào. Và bởi vì dây cung sẽ tác động một lực trực tiếp lên mắc cài để nhằm dịch chuyển răng về đúng như vị trí mong muốn ban đầu. Chuẩn khớp cắn như phác đồ của bác sĩ đưa ra trước đó. Do đó, trong quá trình này khách hàng sẽ không thể tránh khỏi những cơn đau nhức âm ỉ dai dẳng khó chịu.

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 4
Niềng răng khi ăn bị đau do khí cụ chỉnh nha kém

Vì vậy, trước khi thực hiện niềng răng, bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín. Để bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn cho mình loại niềng răng phù hợp nhất với tình trạng răng miệng. Khả năng chịu đau cũng như điều kiện tài chính của mình bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: Top 5 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Và Tốt Nhất Tại Hà Nội

Niềng răng khi ăn bị đau do chế độ ăn uống không hợp lý

Nhắc đến những lý do hàng đầu dẫn đến tình trạng niềng răng bị đau nhức, ê buốt, niềng răng khi ăn bị đau, khó chịu vô cùng… Thì không thể không kể đến chế độ ăn uống của khách hàng.

Để quá trình niềng răng được diễn ra an toàn, hiệu quả , nhanh chóng và không đau nhức. Thì bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Trong đó chế độ ăn uống là vấn đề đáng để lưu tâm nhất. Một chế độ chăm sóc răng miệng, ăn uống đúng cách có thể giúp bạn hạn chế tối đa cảm giác đau nhức hay ê buốt sau niềng răng. Và quan trọng hơn hết là giúp rút ngắn thời gian niềng răng hơn rất nhiều lần.

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 5
Niềng răng khi ăn bị đau do chế độ ăn uống không hợp lý

Một trong những lưu ý có thể kể đến như sau

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên khoảng  3,4 lần/ ngày. Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa còn sót lại ở các kẻ răng. Tránh gây hôi miệng và sâu răng.

+ Nên hạn chế tối đa các thức ăn cứng, dai trong quá trình ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, tránh ăn các thức ăn chứa nhiều đường axit hoặc quá lạnh, nóng… Để tránh tác động một lực lớn khi ăn nhai lên răng. Có thể giúp bạn giảm đi những cơn đau nhức hay ê buốt khó chịu hiệu quả nhất.

+ Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Ví dụ như cháo, súp, sinh tố xay, món ăn từ trứng, cá,… Ngoài ra, nên bỏ sung thêm các vitamin cần thiết có trong thịt cá, sữa,… Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong quá trình niềng răng bạn nhé!

Cách làm giảm đau, ê buốt khi niềng răng hiệu quả nhất

Sau khi tìm hiểu xong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng niềng răng khi ăn bị đau. Ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của khách hàng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề khá quan trọng, được nhiều người quan tâm. Đó là cách giảm đau ê buốt sau niềng răng hiệu quả nhất hiện nay. Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm câu trả lời chuẩn nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm: Niềng Răng Bao Lâu Thì Siết 1 Lần?

Niềng răng khi ăn bị đau, niềng răng đau nhức ê buốt,.. ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của người gặp phải. Chính vì vậy, tìm kiếm một số cách giảm đau cho hiệu quả tức thì là điều mà ai ai cũng mong muốn. Đặc biệt đối với những người chịu đau kém, răng nhạy cảm…

Một số cách giảm đau, ê buốt khi niềng răng được dùng phổ biến hiện nay

Dùng nước muối và sáp nha khoa để giảm đau khi niềng răng

Muối từ lâu đã được biết đến là có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Và chúng còn có khả năng giảm đau hiệu quả khi niềng răng, được nhiều người áp dụng. Đặc biệt nguyên liệu này cũng khá dễ tìm kiếm trong mọi không gian bếp nhà bạn. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể dùng nước muối đã pha loãng hay nước muối sinh lý để súc miệng thường xuyên hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu như các cơn đau khi niềng răng khó chịu hơn, đau nhức hơn. Thì bạn nên kết hợp dùng thêm sáp nha khoa. Bằng cách thoa nhẹ nhàng sáp nha khoa lên các vị trí có mắc cài niềng răng. Nhằm hạn chế tối đa cảm giác đau nhức, ê buốt.

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 6
Dùng nước muối và sáp nha khoa để giảm đau khi niềng răng

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Đây cũng là một trong những cách giảm đau khi niềng răng nhanh chóng và dễ thực hiện nhất. Trong những ngày đầu tiên sau khi gắn mắc cài, khoảng thời gian này răng của bạn chưa quen với lực kéo của các khí cụ chỉnh nha. Nên cảm giác đau nhức xuất hiện khá thường xuyên. Chính vì vậy, bạn có thể uống thuốc giảm đau để khắc phục. Tuy nhiên, việc uống thuốc phải được bác sĩ chỉ định và cho phép, uống đúng liều lượng. Không nên tự ý mua nếu như chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Cảm Giác Trong Quá Trình Niềng Răng Như Thế Nào?

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 7
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bên cạnh dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hay uống thuốc giảm đau để giúp bạn dễ chịu hơn khi niềng răng. Thì một chế độ vệ sinh chăm sóc răng đúng cách khi niềng cũng cần được quan tâm. Điều này tuy đơn giản nhưng không được chủ quan. Có thể có nhiều ảnh hưởng xấu hơn và đau hơn cho bạn.

Chính vì vậy, để hạn chế tối đa những cơn đau khi niềng răng. Bạn hãy tập dần các thói quen làm sạch răng miệng theo đúng cách theo hướng dẫn của các bác sĩ. Như sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng hàng ngày, chải các kẽ răng cẩn thận. Tránh tác động đến mắc cài niềng răng và làm rơi mắc cài,làm đau cho bạn nhiều hơn.

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 8
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đặc biệt là tránh được tình trạng đau nhức hay ê buốt khó chịu. Bạn nên ăn thức ăn mềm, không chứa nhiều đường, tinh bột hoặc các đồ ăn có tính dính bám như kẹo cao sư, hạt dẻ,… Hạn chế uống nước ngot có gas, rượu bia hay các chất kích thích có hại khác,… Để không tổn hại đến răng miệng cũng như làm biến đổi màu răng.

Có thể bạn quan tâm: Niềng Răng Thay Đổi Góc Nghiêng Có Đúng Không?

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 9
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Đến gặp bác sĩ nha khoa khi cần thiết

Trong trường hợp nếu như bạn đã áp dụng hết tất cả những cách như trên. Nhưng tình trạng đau nhức, ê buốt răng vẫn còn xảy ra và không có dấu hiệu thuyên giảm. Thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám tổng quát và xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu như bạn gặp phải những tình trạng như mắc cài bị bung rớt, lò xo bị lệch lạc hay đứt dây cung,… Thì phải đến gặp bác sĩ nha khoa uy tín để khắc phục ngay nhé!

Niềng Răng Khi Ăn Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả - ảnh 10
Đến gặp bác sĩ nha khoa khi cần thiết

Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về niềng răng khi ăn bị đau, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế Á Châu để được tư vấn miễn phí nhé!

=====👇👇👇=====

⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao

☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951

🏠Địa chỉ : 137, An Trạch, Đống Đa, Hà Nội

💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/

 

CHUYÊN GIA TRÊN 15 NĂM KINH NGHIỆM TRỰC TIẾP THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu - 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 95 Lý Nam Đế, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
📣Để lại thông tin & SĐT của bạn, bác sĩ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tel SMS
Contact Me on Zalo